Backend Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Backend
Lựa chọn hàng hóa, mua sắm, xem phim online, tất cả những thứ chúng ta có thể làm trên nền tảng internet ngày nay cho thấy con người đã tiến rất xa trong công nghệ lập trình. Đằng sau mỗi thao tác căn bản này đều có sự hiện diện của hai bộ phận kỹ sư là frontend và backend – trụ cột của những hoạt động trực tuyến.
Bài viết sẽ đi sâu vào vai trò của những lập trình viên backend, những người “nhóm lửa” cho website. Họ là những nhân tố quan trọng song tính chất công việc thì luôn khoác một tấm áo khiêm tốn, bởi ít ai biết đằng sau những cú nhấp chuột của người dùng đều là nỗ lực của đội ngũ backend trong việc đơn giản hóa tác vụ, giao diện và nâng cao trải nghiệm của mọi người.
Tính đến tháng 6 năm 2021 đã có hơn 1.8 tỉ website trên internet. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp đang liên tục phát triển mảng kinh doanh trực tuyến trong bối cảnh giãn cách xã hội, từ đó cũng nâng cao sự tìm kiếm các cá nhân có khả năng lập trình, xây dựng, phân tích và quản lý hạ tầng mạng. Trong vòng hai năm qua, xu hướng công nghệ không ngừng tập trung vào vai trò quan trọng của kỹ sư Frontend và Backend.
Vậy lập trình Backend, ngôn ngữ Backend là gì? Làm thế nào để tuyển dụng những kỹ sư trong ngành này? Bài viết sẽ giúp độc giả trả lời các câu hỏi trên và hơn thế nữa, để có thể xây dựng một đội ngũ tốt nhất cũng như nâng cao kỹ năng làm nghề.
Backend bao gồm những phần, tính năng chạy nền của trang web mà thường chúng ta không nhìn được, hay còn được hiểu là lớp lập trình trong hạ tầng web, xử lý thông qua các ngôn ngữ backend.
1. Lập Trình Backend Là Gì?
Backend bao gồm những phần, tính năng chạy nền của trang web mà thường chúng ta không nhìn được, hay còn được hiểu là lớp lập trình trong hạ tầng web, xử lý thông qua các ngôn ngữ backend. Để mang đến sản phẩm hoàn thiện tới tay người dùng, đội ngũ backend cần làm việc với nhóm frontend để đảm bảo cả mặt kỹ thuật và biểu thị website đều chạy trơn tru nhất.
Kỹ sư backend là những nhân sự thầm lặng mà vô cùng quan trọng, đảm nhiệm sự hoạt động xuyên suốt cho website, viết ra những đoạn mã quyết định tính năng và logic của sản phẩm. Các công nghệ và kỹ thuật họ sử dụng luôn vô hình trước mắt người truy cập.
Viết API, mã, thiết kế dữ liệu, v.v. đều là những ví dụ liên quan đến trách nhiệm của một kỹ sư backend. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng bởi vị trí và tổ chức công ty nơi họ làm việc. Cụ thể hơn thì chúng ta có danh sách tham khảo công việc như sau:
- Viết mã
- Xử lý lỗi web
- Quản lý dữ liệu
- Sử dụng Framework
2. 03 Điều Cần Biết Về Lập Trình Backend
- Frontend và Backend luôn cần phối hợp với nhau:
Mảng lập trình frontend liên quan đến diện mạo chính của trang web, backend thì tập trung vào những hạ tầng đằng sau và liên quan đến server. Hai bộ phận này là thiết yếu đối với quá trình thiết kế một website hoàn chỉnh cho đủ mọi hoạt động từ giao dịch đến điền đơn, đăng ký.
- Frontend và Backend có những thế mạnh riêng:
Cả hai nhóm kỹ sư đều có các kỹ năng cần thiết và không thể tách rời khỏi quá trình làm web. Người làm frontend thường có tư duy thiết kế đồ họa và giao diện tốt, còn lập trình viên backend sẽ phát huy trong mảng xây dựng, bảo vệ hay phân tích dữ liệu, bên cạnh đó là tối ưu mã để đảm bảo độ tương thích, tốc độ cao nhất cho website.
- Frontend và Backend sử dụng ngôn ngữ lập trình khác nhau:
Ngôn ngữ lập trình là công cụ làm việc chính của mọi kỹ sư công nghệ thông tin, cầu nối giữa con người và máy tính theo định nghĩa thuần túy nhất. Lập trình viên frontend thường sử dụng các loại HTML, CSS và JavaScript, trong khi người làm backend thì quen thuộc hơn với Ruby, Elixir, Python, PHP, Java, v.v..
3. Công Việc Của Các Lập Trình Viên Backend
- Quản lý hệ thống dữ liệu
- Thiết lập phần mềm trung gian
- Tối ưu hóa tiện ích và bảo mật phần mềm
- Kiểm tra, xử lý lỗi
- Cập nhật phiên bản trong quá trình sử dụng
Các đoạn mã được viết theo phương pháp này rất gọn ghẽ, có tổ chức, giúp tiết kiệm thời gian.
4. Tổng Quan Về Một Vài Ngôn Ngữ Lập Trình Backend Phổ Biến
4.1. Ruby
Ruby hiện nay vẫn rất được ưa chuộng cho lập trình backend, nó còn sinh ra một framework làm việc cùng tên là Ruby on Rails – phương pháp lập trình vô cùng hiệu quả trong việc triển khai sản phẩm sớm nhất có thể, Ruby on Rails có một số ưu điểm như:
- Các đoạn mã được viết theo phương pháp này rất gọn ghẽ, có tổ chức, giúp tiết kiệm thời gian.
- Cộng đồng ưa chuộng đông đảo, lập trình viên có thể dễ dàng tham gia trao đổi kiến thức để tăng hiệu quả làm việc.
- Phương pháp dễ hiểu, dễ tiếp cận với số đông kỹ sư.
4.2. Elixir
Elixir là ngôn ngữ lập trình chức năng dành cho phần mềm cần có tính tương thích cao và dễ quản lý. Tuy còn mới mẻ nhưng chắc chắn là công cụ không thể thiếu trong bộ kỹ năng của những người làm backend.
Một vài điểm sáng của Elixir là:
- Cú pháp gọn, dễ viết, tuy nhiên vì hướng chức năng nên sẽ cần thời gian để thành thục Elixir.
- Cho tốc độ tải tốt.
- Tương thích với nhiều thiết bị và dễ mở rộng thêm lựa chọn.
- Có thể chạy đồng thời nhiều tác vụ.
4.3. JavaScript
JavaScript là một trong những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất năm 2021. Thông qua môi trường chạy Node.js, lập trình viên có thể sử dụng JavaScript cho những tác vụ nằm ở phía server , JavaScript có một số đặc điểm đáng chú ý như:
- Khai Thác Thế Mạnh Triệt Để
Bởi Node.js là một phần mềm thuộc JavaScript, sử dụng môi trường này trong lập trình backend sẽ giúp người làm tiếp cận mọi ưu điểm cũng của JavaScript – thứ ngôn ngữ có lẽ là quan trọng nhất nhì cho công việc của họ.
- Độ Tương Thích Cao
Trong ngôn ngữ lập trình backend có một khái niệm gọi là node khi bàn đến tính tương thích của phần mềm. Người lập trình có thể chọn hai cách tăng tương thích là thêm tài nguyên vào node có sẵn, hoặc thêm số node cho phần mềm.
- Tối Ưu Tốt
Nhờ nền tảng JavaScript V8 của Google Chrome, mã Node.js có thể khởi chạy chỉ trong một thời gian rất ngắn, đạt tốc độ tải nhanh.
4.4. Python
Những người làm công nghệ thông tin dù đã lâu năm hay chỉ mới bước vào nghề ắt hẳn đã không ít lần có trải nghiệm với cái tên Python. Sự đơn giản trong logic là lý do rất nhiều lập trình viên ưa chuộng loại ngôn ngữ này, với cú pháp gần giống với tiếng Anh. Bên cạnh đó, Python còn:
[icon name=”check” prefix=”fas”] Được Hỗ Trợ Bởi Nhiều Framework Và Package
Các kỹ sư có thể dễ dàng tự động hóa việc chạy Python và tập trung vào logic phần mềm nhiều hơn. Bởi mỗi framework riêng biệt như Django hay Flask sẽ giúp quản lý những bộ thao tác khác nhau, lựa chọn hoàn toàn nằm ở yêu cầu dự án của mỗi công ty.
[icon name=”check” prefix=”fas”] Thích Hợp Cho Nhiều Loại Dự Án
Dù ứng dụng cho thiết kế web hay công nghệ học máy ở quy mô lớn hoặc nhỏ. Python luôn có thể đạt đến tiềm năng cao nhất với bộ framework đa dạng của nó.
4.5. PHP
PHP là ngôn ngữ tích hợp kèm những công cụ thiết kế web, thiên về việc lập trang web nhanh chóng bằng những framework đơn giản. Tính năng có thể được thêm vào mà không yêu cầu những đoạn mã phức tạp bổ sung. PHP đơn giản hóa các tác vụ liên quan đến dữ liệu như quản lý phiên truy cập, xác định URL, ngoài ra còn đi kèm bộ bảo mật đáng tin cậy và kêu gọi được cộng đồng người dùng đông bảo bởi sự tiện lợi của nó.
4.6. Golang
Golang ra mắt giới lập trình vào năm 2009 và từng được coi là công nghệ làm nghề phổ biến thứ 5 theo thống kê của Stack Overflow (2020). Mặc dù độ phủ ít hơn hẳn so với Python, điều đó không làm Golang bớt đi những ưu điểm rất hấp dẫn của mình như:
- Dễ Tiếp Cận
Mọi kỹ sư backend đều có thể học ngôn ngữ này khá dễ dàng nhờ cấu trúc mã thân thiện, trang web chính của Golang cũng hỗ trợ trực quan cho những ai muốn bắt đầu tìm hiểu.
- Hỗ Trợ Chạy Nhiều Chương Trình Cùng Lúc
Golang có thể chạy nhiều chương trình một cách hiệu quả mà không hao tốn tài nguyên của nhau, cải thiện đáng kể chất lượng tải của phần mềm.
Dữ liệu là nền móng của công nghệ, hãy tìm hiểu về các hệ thống quản lý trong quá trình tích lũy kiến thức lập trình.
5. 07 Bước Để Trở Thành Một Lập Trình Viên Backend
- Nắm Rõ Căn Bản Về Cấu Trúc Dữ Liệu Và Thuật Toán
Đây là khởi điểm cho tất cả những ai muốn bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này, hãy dành thời gian làm quen với những thuật ngữ như Stack, Hashing (hàm băm), Graph (dữ liệu đồ thị), Linked List (dãy dữ liệu liên kết) cũng như các thuật toán phân loại tìm kiếm để tránh khỏi nhiều sự bỡ ngỡ.
- Học Một Ngôn Ngữ Lập Trình Và Chọn Một Framework
Việc chọn bao nhiêu ngôn ngữ để nhập môn là do người học quyết định. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng tốt nhất thì nên tập trung mỗi lần vào một ngôn ngữ để có lịch trình chi tiết và dễ linh hoạt theo nhu cầu.
- Học Về Dữ Liệu Căn Bản
Dữ liệu là nền móng của công nghệ, hãy tìm hiểu về các hệ thống quản lý trong quá trình tích lũy kiến thức lập trình.
- Học Về Framework
Framework là những khung quy trình giúp đảm bảo tính thông suốt trong việc phát triển website hay phần mềm, nhờ đó kỹ sư sẽ nắm rõ các đoạn mã mình làm ra theo từng giai đoạn để dễ dàng tái sử dụng nếu có tình huống phát sinh khi làm việc.
- Thực Hành
Kiến thức đi đôi với thực hành. Hãy bắt đầu bằng những bài tập lập trình nhỏ để làm quen dần với các công cụ nghề.
- Sáng Tạo
Khi đã nắm vững một số căn bản trong lập trình backend, bạn có thể thử sao chép lại một số website/app khởi nghiệp sẵn có từ trước để kiểm tra chính mình. Một số ví dụ có thể tham khảo là:
- Buffer – phần mềm quản lý mạng xã hội
- Hello Bar – plugin chạy JavaScript dành cho dân marketing
- Airbnb/Fiverr – chợ trực tuyến
- Đăng Thành Quả
Sau khi đã có một sản phẩm vận dụng những gì đã học được, hãy dùng một nền tảng lưu trữ trực tuyến để mọi người có thể đánh giá kết quả của bạn. AWS của Amazon là một lựa chọn tốt vì dịch vụ này có chương trình dùng một năm miễn phí.
6. Những Kỹ Năng Mà Lập Trình Viên Backend Phải Có
- Biết Ngôn Ngữ Lập Trình Và Framework
Ngôn ngữ lập trình là công cụ để kỹ sư backend có thể dùng các đoạn mã tương tác với phần frontend của một trang web hay ứng dụng, từ đó biết được những điểm cần hoàn thiện trên sản phẩm.
- Quản Lý Dữ Liệu
Khi khách hàng yêu cầu dữ liệu, phía backend sẽ đóng vai trò trung gian và gửi phản hồi từ kho dữ liệu tới khách. Họ cũng có thể đóng góp thông tin cho hạ tầng này. Kỹ sư lập trình cần hiểu về các công nghệ liên quan như MongoDB, PostgreSQL hay khái niệm caching trong việc cải thiện tốc độ truy xuất dữ liệu.
- Sử Dụng API
API, hay Application Programming Interface là phương thức trung gian kết nối hai phần mềm với nhau, mang chức năng lấy yêu cầu trích xuất dữ liệu từ phía backend, xử lý và gửi lại phản hồi.
- Quản Lý Các Phiên Bản
Các đoạn mã cho mọi phiên bản phần mềm, ứng dụng đều được cất trong hệ thống lưu trữ để phục vụ các những mục đích về sau. Nắm bắt hệ thống này là một việc quan trọng, phòng khi có lỗi hay sự cố phát sinh. Kỹ sư có thể quay ngược phiên bản sản phẩm với những đoạn mã tương ứng được cất trữ.
- Những Điều Đáng Chú Ý Khi Tuyển Dụng Một Kỹ Sư Backend
Trong quá trình lựa chọn để tuyển một kỹ sư backend về đội ngũ của mình, độc giả có thể cân nhắc những câu hỏi sau đây trong vòng phỏng vấn:
- REST là viết tắt của gì?
- NoSQL là gì, khác với SQL ra sao và có những loại NoSQL nào?
- SQL injection là gì?
- Kể tên một vài phương pháp kiểm tra độ tối ưu.
- Nguyên tắc DRY và SOLID là gì?
- Sự khác nhau giữa các quá trình tích hợp, cập nhật phiên bản và triển khai liên tục là gì? (continuous integration, continuous delivery, và continuous deployment)
Ngoài ra là một vài bước chuẩn bị khi lựa chọn hồ sơ ứng viên backend:
- Tham khảo các công việc, dự án từng làm qua các blog, trang đăng tải.
- Đối chiếu, phân tích những phản hồi từ khách hàng cũ của kỹ sư backend.
- Thực hiện phỏng vấn đi sâu vào kỹ năng chuyên môn như bộ câu hỏi gợi ý ở trên.
- Giao từng phần việc nhỏ liên quan đến dự án, kiểm tra chất lượng ứng viên.
Lời Kết
Lựa chọn nghề nghiệp là việc làm có ý nghĩa quan trọng với tất cả chúng ta, nhất là trong thị trường nhiều đòi hỏi và yêu cầu cao như công nghệ thông tin. Hãy tìm hiểu thật kỹ những mảng chuyên môn bạn thích, quan sát những loại ngôn ngữ lập trình thường xuyên được sử dụng để có kế hoạch trau dồi hợp lý. Sự tiếp cận kiến thức mới không phải điều dễ dàng tuyệt đối, nhưng bất kỳ chuyên gia nào cũng đều từng có một xuất phát điểm khiêm tốn trong nghề.
Đối với những doanh nghiệp đang tìm kiếm sự hợp tác lâu dài với một đội ngũ Backend uy tín, ta cần hiểu rằng đôi khi sự đầu tư rẻ hơn chưa chắc đã đi kèm chất lượng công việc đảm bảo. Nhưng những con người có sự ổn định tay nghề, tâm huyết, chuyên nghiệp, biết phân tích, lắng nghe chắc chắn sẽ luôn biết đưa ra những giải pháp giúp bạn đồng hành của họ tiết kiệm được chi phí cho nhiều dự án.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]