Sự Khác Biệt Giữa Frontend, Backend, Full Stack Là Gì?
Ba cốt lõi chính trong lập trình web là những khái niệm frontend, backend và full stack, thực hiện những vai trò khác nhau song phương pháp nào cũng rất quan trọng đối với một website. Frontend và backend là những phương pháp chuyên biệt, còn full stack khái quát hóa cả hai thuật ngữ trên, vì vậy phân biệt các hình thức này không phải một điều đơn giản
Trang web là công cụ kinh doanh của các công ty và thương hiệu, vậy làm thế nào để chúng ta biết khi nào cần chọn kỹ sư/lập trình viên phù hợp cho những dự án công nghệ liên quan? Để phân biệt giữa những kiểu lập trình vốn rất đặc thù trên, bài viết sẽ đi sâu hơn vào khía cạnh mang tính mũi nhọn của frontend và backend, đồng thời là sự khái quát hóa của cả hai thuật ngữ này thông qua khái niệm full stack.
Frontend và backend là những phương pháp chuyên biệt, còn full stack khái quát hóa cả hai thuật ngữ trên, vì vậy phân biệt các hình thức này không phải một điều đơn giản
1. Lập trình FrontEnd (frontend)
Lĩnh vực lập trình frontend bao gồm mảng thiết kế giao diện liên quan trực tiếp đến trải nghiệm người dùng (client-side), thông qua các yếu tố như phông chữ, trình bày và bố cục. Những loại ngôn ngữ phổ biến với frontend là HTML, CSS và JavaScript – những đoạn mã được chuyển đổi thành thông tin hình ảnh cho một giao diện.
- HyperText Markup Language (HTML): Cấu trúc chính của mọi website.
- Cascading Style Sheets (CSS): Thành phần quyết định hình ảnh của dữ liệu HTML.
- JavaScript: Thành phần quyết định sự tương tác giữa các cấu trúc web.
Lập trình viên frontend là những người viết mã cho những phần hiển thị client-side này. Hình ảnh chỉ là một phần trong công việc của họ, bởi trải nghiệm người dùng còn liên quan tới tốc độ, sự tối ưu của tác vụ.
Lập trình viên frontend hoặc full stack có thể tạo ra những website không yêu cầu quản lý dữ liệu từ server, hay còn gọi là trang web tĩnh. Còn ở những web phức tạp hơn, họ sẽ làm việc với các kỹ sư mảng server cùng nhiều bộ phận khác.
Kỹ năng và công việc yêu cầu ở những lập trình viên frontend
- Cân bằng công năng (kỹ thuật) với thẩm mỹ (sáng tạo)
- Linh hoạt trong giải quyết vấn đề
- Tối ưu tốc độ và sự hiệu quả
- Cải thiện trải nghiệm người dùng
Bởi những yêu cầu cụ thể trên, điều đó có nghĩa các lập trình viên frontend cần trang bị kiến thức về:
- HTML, CSS và JavaScript.
- Những framework dùng trong lập trình front-end để linh hoạt theo từng yêu cầu.
- Biết thiết kế giao diện linh động cho từng loại thiết bị truy cập trang web, đặc biệt là giao diện di động bởi vì số người dùng điện thoại đang ngày càng tăng cao.
- Kiến thức quản lý hệ thống. Lập trình viên cần thông thạo về hệ thống CMS để quản lý quá trình cập nhật liên tục cho website.
Lập trình viên backend thông thường sẽ cần kiến thức căn bản về những công cụ như JavaScript, CSS và HTML, trong khi yêu cầu ở đội ngũ frontend và full stack sẽ có chút khác biệt.
2. Lập trình Back End (backend)
Không như nhóm làm frontend, công việc của những lập trình viên backend là đảm bảo rằng những tác vụ quản trị web, dữ liệu từ phía server luôn diễn ra trơn tru, từ đó giúp cho việc hiển thị ở phía frontend sẽ diễn ra đúng như ý.
Kỹ năng và công việc yêu cầu ở những lập trình viên backend
Lập trình viên backend thường được định danh theo loại ngôn ngữ họ thông thạo nhất, ví dụ như “lập trình viên Ruby”, “lập trình viên PHP” hay “lập trình viên Python.” Tuy nhiên công việc có thể yêu cầu họ phối hợp thêm nhiều kỹ năng, từ đó tạo ra khác biệt căn bản giữa lập trình viên frontend và backend
- Xây dựng hạ tầng hệ thống
- Quản lý hệ thống
- Ứng dụng điện toán đám mây: ví dụ Google Cloud, AWS
- Áp dụng các biện pháp bảo mật cho hệ thống dữ liệu
3. Lập trình Full Stack
Đối với cả ba loại lập trình web là backend, frontend và full stack, sự phân hóa kỹ năng không phải điều hiếm gặp. Lập trình viên backend thông thường sẽ cần kiến thức căn bản về những công cụ như JavaScript, CSS và HTML, trong khi yêu cầu ở đội ngũ frontend và full stack sẽ có chút khác biệt.
Để đảm bảo sự hiệu quả giữa các nhóm khi phối hợp, mỗi người nên thành thạo loại công cụ của họ để khi cần thì có thể giao tiếp bằng chuyên môn của mình một cách chính xác nhất.
Lập trình full stack là sự tổng hợp của cả mảng backend và frontend. Kỹ sư full stack am hiểu về thiết kế giao diện thân thiện với người dùng trong khi vẫn đảm bảo sự mượt mà về tác vụ kỹ thuật đằng sau đó.
Mỗi dự án công nghệ sẽ yêu cầu những phòng ban riêng để phối hợp từng mảng với nhau thật triệt để. Tuy nhiên, đội ngũ lập trình full stack với bộ kỹ năng đa dạng sẽ luôn có thể đóng góp theo rất nhiều cách. Với sự hiểu biết chuyên sâu, họ có thể đứng ở những vị trí quản lý, giám sát, tư vấn để giúp điều phối toàn bộ công việc quan trọng.
Kỹ năng và công việc yêu cầu ở những lập trình viên full stack
Lập trình full stack là một công việc đa dạng về yêu cầu, vì vậy mà trách nhiệm của họ trong các dự án cũng rất linh hoạt, nhưng chúng ta có thể điểm qua một số ý chính như:
- Quản lý dự án: Tận dụng sự đa dạng chuyên môn, đây là công việc phù hợp với những người đã có kinh nghiệm làm full stack.
- Cải thiện chất lượng phần mềm và phân tích dữ liệu.
- Cài đặt tính năng (bảo mật, tương thích, v.v.).
Bên cạnh đó là những kỹ năng cần thiết:
- Thông thạo ngôn ngữ HTML, CSS, JavaScript và những framework liên quan. Đây là những công cụ chính dành cho lập trình front end và xây dựng bề nổi của giao diện.
- PHP, Python, Ruby, and Java, hay những ngôn ngữ lập trình backend cùng framework tương đương để xây dựng hạ tầng mạng.
- Quản lý dữ liệu và thiết kế căn bản. Đây là sự tổng hòa kỹ năng bởi full stack đồng nghĩa với việc người lập trình cần biết tạo ra giao diện đẹp và đảm bảo chất lượng tối ưu web cùng một lúc.
PHP, Python, Ruby, and Java, hay những ngôn ngữ lập trình backend cùng framework tương đương để xây dựng hạ tầng mạng.
4. Sự khác biệt giữa Frontend, Backend, Full Stack
Vị trí |
Tính chất công việc |
Ngôn ngữ lập trình |
Nhiệm vụ |
Backend |
Công việc liên quan đến server |
Ruby, PHP, Node.js, Java, Python |
Quản lý hệ thống |
Frontend |
Công việc liên quan đến giao diện |
HTML/CSS, React, Vue.js, Angular |
Tối ưu tính năng và hình ảnh |
Full stack |
Có thể đảm nhiệm cả công việc về server và giao diện |
Tất cả framework và những ngôn ngữ lập trình thiết yếu |
Đảm nhiệm toàn bộ vòng đời của dự án |
5. Làm thế nào để chọn đúng người cho dự án
Theo đà phát triển công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển website, các vị trí full stack, backend và frontend đều cần phối hợp chặt chẽ để tạo nên sản phẩm hoàn thiện nhất. Khi tuyển dụng, doanh nghiệp cần chú ý đến chuyên môn còn thiếu trong nội bộ của mình để lấp lại bằng đội ngũ phù hợp. Ví dụ như thuê người làm frontend khi cần cải thiện hình ảnh trang web, hoặc backend cho việc tích hợp thêm tính năng thanh toán.
Về lý thuyết, tuyển dụng lập trình viên full stack sẽ có giá thành rẻ hơn hai kỹ sư riêng biệt cho mảng hạ tầng và giao diện. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến thời gian dự án tăng gấp đôi và phát sinh nhiều chi phí khó kiểm soát.
Hơn nữa, đội ngũ full stack là lựa chọn lý tưởng cho các dự án quy mô nhỏ và trong môi trường có sẵn nhiều lập trình viên mỗi mảng, yêu cầu thêm sự tư vấn tổng quan. Còn nếu muốn phát triển một dự án website hay app từ con số 0 trong những lĩnh vực quan trọng như âm nhạc, vận chuyển, tốt nhất hãy làm việc với cả bộ phận frontend và backend.
Tổng kết
Frontend, backend và full stack đều là những mắt xích không thể tách rời khi phát triển một trang web hay ứng dụng. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc tuyển dụng đúng lập trình viên cần dựa vào chuyên môn còn thiếu sót, hay đặc điểm cần cải thiện của sản phẩm. Sự điều phối nhịp nhàng giữa frontend và backend, hay khâu quản lý triệt để cho cả hai bộ phận thông qua người làm full stack là yếu tố quyết định thành công cho mỗi dự án.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]