NFT Là Gì? Tìm Hiểu Về Xu Hướng Tài Sản Số Hóa Đang Hot Của 2021
Theo Collins Dictionary, từ khóa nổi bật của năm 2021 là “NFT”. Thống kê cho thấy số lượng sử dụng từ này đã tăng 11,000% chỉ riêng trong năm nay. Thật khó để không nhận ra sức hút của thị trường tiền tệ ảo, NFT và công nghệ blockchain, trong khuôn khổ đại dịch Covid diễn ra ở toàn cầu, nền kinh tế bị ảnh hưởng và mọi người bắt đầu tìm nhiều cách đầu tư hơn. Đặc biệt là khi công nghệ đang giúp chúng ta hoàn thiện cuộc sống của mình một cách dễ dàng, bất chấp những vấn đề về sức khỏe hiện hữu bên ngoài và giãn cách xã hội tăng cường.
1. NFT là gì
NFT là gì? NFT là viết tắt của cụm từ “non-fungible token” – hay tên gọi của một loại “tài sản không thể thay thế” dưới định dạng kỹ thuật số, mang chức năng liên kết quyền sở hữu một vật phẩm vật lý hoặc số như tranh vẽ, bất động sản, video hoặc các bài hát. Hay ngắn gọn hơn, nó là khối dữ liệu chứa đựng thông tin sở hữu của chủ sản phẩm.
Theo định nghĩa, NFT có thể coi là những vật phẩm sưu tầm trong thời đại 4.0. Mặt hàng này được mua bán qua mạng và thiết lập quyền sở hữu của người mua, rồi được lưu trữ, đánh dấu thông tin trên nền tảng blockchain – loại công nghệ đứng sau tiền ảo. Điều này đảm bảo sự độc nhất vô nhị của tài sản NFT, đồng thời cũng vô cùng khó thay đổi hoặc làm giá.
2. Sự trỗi dậy của NFT
Khó có thể xác định thời gian bùng nổ cụ thể của NFT, tuy nhiên từ đầu năm 2021, loại tài sản này đã bắt đầu thu hút giới truyền thông bởi công bố giá trị của nó trong buổi đấu giá tác phẩm NFT của nghệ sĩ Beeple tại Christie’s. Bức tranh mang tên Everydays: The First 5,000 , tập hợp toàn bộ sáng tác nghệ thuật của Beeple từ 2007 đến nay đã thu về khoản tiền kếch sù 69 triệu đô la Mỹ. Ví dụ khác là NFT cho video Youtube Charlie Bit Me và meme chú mèo Nyan Cat cũng đã bán được hơn nửa triệu đô.
Không mất nhiều thời gian để nắm bắt cơ hội, các ông lớn trong nhiều ngành công nghiệp đã dấn thân vào thị trường NFT những ngày này. Đạo diễn Quentin Tarantino, đô vật John Cena, hãng game Ubisoft, hãng phim Warner Bros chỉ là một vài cái tên trong số nhiều người đang chuẩn bị hội nhập xu thế mới.
3. Cách thức hoạt động của NFT
NFT là gì và được tạo và lưu trữ trên mạng lưới Ethereum, bên cạnh một số nền tảng blockchain cũng đang được sử dụng rộng rãi khác như Flow hay Tezos. Bản thân Ethereum cũng là một loại tiền ảo nhưng có công nghệ blockchain hỗ trợ tốt cho việc lưu lại thông tin của NFT. cơ sở dữ liệu này lưu trữ thông tin trong các “khối” liên kết với nhau qua mã hóa riêng biệt, thời gian khởi tạo, thông tin giao dịch.
Một khi NFT đã được xác nhận trên hệ thống và chấp nhận lưu hành, nhận diện số của NFT đó sẽ không bao giờ thay đổi.
Có thể tóm gọn quá trình khởi tạo (mint) NFT theo các bước sau:
- Tạo khối dữ liệu
- Xác nhận thông tin
- Đưa thông tin vào hệ thống blockchain
Công nghệ NFT cho phép khả năng “số hóa” các sản phẩm như trang bị trong trò chơi điện tử, hình ảnh tĩnh, động, video truyền hình để trở thành các mặt hàng trao đổi thông qua loại tài sản này. Người mua NFT sẽ nhận quyền sở hữu sản phẩm mà “NFT token” đó tượng trưng cho, dung lượng của chính file, món đồ hay hình ảnh đấy thì sẽ không liên quan đến hệ thống blockchain. Một số ví dụ ta có thể thấy dưới đây:
Kỹ thuật số
- Ảnh động (GIF)
- Video
- Nhạc phẩm
- Tranh ảnh hội họa
- Đồ sưu tầm trong game
- Avatar điện tử
Vật lý
- Vé xem sự kiện
- Chữ ký
- Phụ kiện thời trang
- Tài liệu pháp lý
Và nhiều sản phẩm khác đang được chờ khai thác trong tương lai.
Tùy vào đặc tính của loại NFT, bản quyền sản phẩm chưa chắc sẽ bao gồm trong giao dịch, nhận diện mã hóa của người mua chủ yếu liên quan tới quyền sở hữu chính NFT mà họ đã bỏ tiền ra, bởi điều này liên quan đến việc người tác giả ban đầu vẫn còn có thể, và được phép tạo ra thêm nhiều NFT tương tự, tạo ra nguồn cung cho thị trường này. Tất nhiên, chi tiết này chưa ảnh hưởng gì tới sức tiêu thụ của những người đặc biệt quan tâm đến các loại tiền tệ ảo nói chung.
4. Lợi ích của công nghệ NFT
Những mặt hàng NFT chủ yếu hiện nay là trong lĩnh vực nghệ thuật hay các món đồ sưu tầm dạng kỹ thuật số. Công nghệ NFT và blockchain giúp cho các nghệ sĩ có nhiều quyền sáng tạo mà vẫn đảm bảo lợi nhuận hấp dẫn cho họ. Ưu thế của công nghệ cho phép việc buôn bán diễn ra nhanh chóng, ở bất kỳ đâu chứ không phải phụ thuộc vào các đơn vị tổ chức hay bên trung gian nào.
Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở nghệ thuật hay thị trường công nghệ, có rất nhiều loại sản phẩm tiềm năng trong việc khai thác NFT như các món đồ thời trang (giày dép), trò chơi điện tử (vật phẩm trang trí), clip giải trí ngắn, thậm chí là các vật phẩm quảng cáo cho phim ảnh, ở đây là bộ phim nổi tiếng “Ma Trận”. Trong thời buổi con người đang quan tâm đến những sở thích liên quan đến sưu tầm thì đặc điểm của việc buôn bán, trao đổi NFT chắc chắn đang thu hút rất nhiều sự quan tâm.
5. NFT khác tiền ảo (cryptocurrencies) như thế nào
NFT và tiền ảo đều dựa vào công nghệ blockchain để lưu trữ. Thị trường NFT cũng có thể yêu cầu người dùng thanh toán bằng tiền ảo. Tuy nhiên NFT và tiền ảo được dùng cho các mục đích hoàn toàn khác nhau. Tiền ảo là một đơn vị có giá trị mà người sử dụng có thể tích trữ hoặc trao đổi để mua sắm, bán hàng, y như tiền tệ ở bên ngoài như đô la Mỹ. Trong khi NFT là loại token nhận diện quyền sở hữu của người nắm giữ nó.
Khác với những đồng tiền ảo mang giá trị thương mại cụ thể, có thể trao đổi qua lại để tạo nên hệ sinh thái trong thị trường, NFT được coi như những tập hợp dữ liệu riêng biệt, thể hiện quyền sở hữu tài sản hơn là định giá chính tài sản đó. Cũng chính vì phân cấp dữ liệu khác biệt mà thông tin về NFT trên một hệ thống là không thể thay đổi, từ đó dẫn đến tính chất cố định, không thể giao dịch qua lại với một định lượng khác như đã được đề cập.
6. NFT Marketplace là gì
NFT Marketplace, hay chợ buôn bán NFT là nơi mọi người trao đổi, mua bán các NFT của mình. Thường những nền tảng này sẽ yêu cầu người dùng phải có ví điện tử để giao dịch, kèm theo đó là đăng ký tài khoản cá nhân phục vụ mục đích lưu trữ và đăng tải sản phẩm. Hiện nay đã có nhiều sàn giao dịch NFT hướng đến những phân khúc khác nhau, người dùng nên trang bị chút kiến thức để tìm được marketplace mà họ thấy phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Giao thức mua bán các sàn NFT hay sử dụng được gọi là “smart contract” – các hợp đồng này thiết lập mối liên kết giữa người bán và người mua, chứa đựng dữ liệu liên quan đến nhận diện tài sản NFT của giao dịch đó. Điều này tạo sự thân thiện, dễ sử dụng đối với khách hàng.
Khi mua sắm trên các chợ NFT, có đôi điều chúng ta nên nhớ, đó là NFT chỉ đơn thuần thể hiện quyền sở hữu một sản phẩm. Trước khi chọn ra một sàn giao dịch, hãy cân nhắc loại tài sản bạn muốn mua, bán hay tạo ra. Tiếp đó thu hẹp phạm vi tìm kiếm dựa trên đặc tính công nghệ của sàn. Ví dụ tranh, game, video, văn bản đều có thể dùng để khởi tạo NFT trên hệ thống blockchain Ethereum, bởi từ những ngày đầu đây đã là một mạng lưới rất tối ưu cho mô hình này.
Một yếu tố nữa cũng cần để ý là loại token, hay “tiền tệ” dùng để giao dịch trên từng sàn. Có những nền tảng hỗ trợ nhiều loại token, nhưng số khác là thị trường khép kín chỉ cho dùng một số đơn vị nhất định. Hãy đảm bảo loại tiền ảo hoặc token đúng sẽ được nạp vào tài khoản người dùng, đồng thời kiểm tra các biện pháp bảo mật của sàn, khâu chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh.
Một số NFT Marketplace tiêu biểu để bạn đọc tham khảo là:
1. OpenSea
OpenSea là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực buôn bán, trao đổi NFT. Tại đây có đủ mọi loại tài sản số hóa kèm theo chính sách hỗ trợ nghệ sĩ, người khởi tạo NFT với các bước đơn giản. Việc đăng ký cũng hoàn toàn miễn phí. OpenSea là lựa chọn lý tưởng cho bất kỳ ai mới tham gia vào giao dịch NFT.
2. Axie Marketplace
Axie Marketplace là chợ buôn bán cho trò chơi Axie Infinity. Axies là những sinh vật thần thoại mà người chơi có thể mua và huấn luyện, đem đi chiến đấu với các đối thủ để kiếm phần thưởng. Trên chợ, mọi người có thể mua các Axies khác, thậm chí là mua từng mảnh đất và kiếm thêm trang bị. NFT là đặc thù chính trong hệ sinh thái của game.
Token của Axie Infinity được gọi là Axie Shards và xây dựng trên nền tảng Ethereum, vì vậy chúng có thể đem dùng trên nhiều marketplace và sàn giao dịch tiền điện tử khác như Coinbase Global
3. Larva Labs/CryptoPunks
Larva Labs nổi tiếng với dự án NFT mang tên CryptoPunks. Những sản phẩm này đầu tiên được cho đi miễn phí hồi 2017, nhưng một số bản đã được bán với giá hàng triệu đô từ đó. Larva có một lượng tương đối các dự án nên đây cũng là một marketplace đáng chú ý, điển hình như dự án Autoglyphs và Meebits.
4. NBA Top Shot Marketplace
Đây là sàn giao dịch cho Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ sở hữu. Tại đây mọi người có thể mua NFT của các đoạn clip, highlight khi dấu những khoảnh khắc thi đấu trong mùa giải hay đồ sưu tầm. NBA Top Shot được thiết kế như một chợ khép kín, người dùng chỉ có thể buôn bán trên nền tảng blockchain do Dapper Labs phát triển này.
5. Rarible
Rarible cũng là một thị trường NFT lớn tương đương với OpenSea và sử dụng công nghệ Ethereum blockchain. Với đủ các mẫu mã mặt hàng như tranh vẽ, video, âm nhạc và đồ sưu tầm. Điểm khác biệt lớn nhất so với OpenSea là người dùng chỉ có thể trao đổi bằng token của chính Rarinle.
6. SuperRare
SuperRare là marketplace đang xây dựng cộng đồng cho những người làm sáng tạo, với các mặt hàng như ảnh, clip, đồ họa 3D. Bởi cũng sử dụng nền tảng Ethereum, vậy phẩm NFT mua tại đây có thể đem đi trao đổi ở cả OpenSea.
7. Foundation
Foundation.app ban đầu được tạo ra với thiết kế đơn giản và giúp việc buôn bán digital art thuận tiện hơn. Từ khi triển khai vào đầu năm 2021, Foundation đã bán được lượng NFT trị giá hơn 100 triệu đô la Mỹ. Những nghệ sĩ sẽ được mời tham gia bởi cộng đồng Foundation và họ chỉ cần thực hiện vài tao thác đơn giản để bắt đầu trao đổi, khởi tạo NFT.
8. Nifty Gateway
Nền tảng giao dịch quen thuộc với một vài người nổi tiếng như Beeple, Grimes. Trong chiến dịch quảng bá bộ phim The Matrix Resurrections, Warner Bros cũng đã hợp tác với Nifty Gateway để bán các avatar nhân vật cho khán giả.
Nifty có tính năng lưu trữ NFT trực tiếp thay vì để token trong ví của người dùng. Điều này có thể không làm hài lòng tất cả những nhà sưu tập NFT muốn có sự linh hoạt, tuy nhiên điểm cộng khác của nền tảng này là giao dịch có thể được làm với tiền thật, không riêng gì tiền ảo.
9. Mintable
Mintable là marketplace do tỉ phú Mark Cuban tài trợ, hướng đến một môi trường buôn bán mở như OpenSea. Để có thể tham gia vào những hoạt động trên Mintable, người dùng đầu tiên sẽ phải có một ít Ethereum để liên kết ví. Chợ NFT này có tính năng hỗ trợ khởi tạo tài sản số cho tất cả những người làm sáng tạo.
10. Theta Drop
Theta là một marketplace mới được triển khai trong năm nay để quảng bá cho Giải Poker Thế giới, sử dụng công nghệ blockchain riêng và đồng Theta để giao dịch.
Lời kết
Qua bài viết chúng ta đã biết NFT là gì? NFT là một cơn sốt không thể phủ nhận, tuy nhiên đây vẫn còn là một thị trường mới mẻ, dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh. Tính chất của loại tài sản này khiến những quyết định mua bán liên quan đến nó rất mang nặng tính cá nhân, phù hợp cho những khách sưu tầm vãng lai, nhất là khi nhu cầu mua bán là thứ định giá chính cho NFT, không phải các tiêu chí kinh tế căn bản mà chúng ta thường biết. Điều đó có thể dẫn đến những điều chỉnh giá khó lường và rủi ro.
Dẫu sao, nếu có một nguồn tài chính ổn định và sẵn sàng trải nghiệm một thị trường mới mẻ, bạn đọc có thể tiếp cận NFT một cách thận trọng, với nghiên cứu chuẩn bị rõ ràng.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]