12 Xu Hướng Phát Triển Web Đáng Chú Ý Vào Năm 2022
Sự ra đời của Internet vào năm 1983 đã gây bão toàn cầu bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa tất cả mọi người trên hành tinh chỉ trong nháy mắt. Ngày nay, có khoảng 1,58 tỷ trang web trên Internet, với khoảng 5 tỷ người truy cập hàng ngày. Các trang web trực tuyến là công cụ dẫn đầu trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội của nhân loại. Trong khuôn khổ bài viết đang nhắn nhủ những người làm kinh doanh trong thế giới số, vớ bất kỳ chủ doanh nghiệp hay chủ website nào, ta phải biết cập nhật các xu hướng phát triển web mang giao lại diện đẹp mắt, dễ sử dụng.
Việc không bắt kịp các xu hướng hiện tại có thể cản trở tính cạnh tranh và trải nghiệm người dùng website, khiến công ty có nguy cơ bị tụt lại phía sau đối thủ và đánh mất khách hàng vào các trang web cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Cách tốt nhất để duy trì vị thế trong ngành kinh doanh số hóa là không ngừng phát triển và cập nhật website theo mốt mới nhất. Hãy cùng xem qua những yếu tố thiết kế nổi bật được mong đợi vào năm 2022.
I- Tại Sao Ta Nên Thường Xuyên Cập Nhật Website
Trong nền kinh tế trực tuyến vô cùng năng động như ngày nay, bất kể một trang web công ty lớn hay một blog cho thương hiệu cá nhân đắt khách đều phải theo kịp thời cả về hình thức và chức năng để duy trì tính cạnh tranh. Bên cạnh đó còn có yếu tố để đảm bảo trải nghiệm người dùng diễn ra trơn tru nhất như những bản vá, cập nhật thường xuyên. Dưới đây là 8 lý do tại sao chúng ta nên chú trọng vào phát triển thiết kế website của mình.
- Nâng cấp công nghệ
- Tái cấu trúc thương hiệu
- Bắt kịp xu thế thẩm mỹ
- Cải thiện tốc độ trang web
- Đảm bảo an toàn thông tin
- Cung cấp sự đa dạng, linh hoạt
- Tăng hiệu quả SEO của web
- Tăng khả năng tích hợp công cụ
II- Các Xu Thế Phát Triển Web Nổi Bật Trong Năm 2022
1. Progressive Web Apps (PWAs)
PWA là loại ứng dụng native với hiển thị đơn giản như định dạng cho các máy di động, dù người dùng truy cập từ bất kỳ đâu. Các ứng dụng web PWA vẫn hứa hẹn được ưa chuộng trong năm 2022. Vào đầu năm 2021, thiết bị di động chiếm 54% lưu lượng truy cập internet toàn cầu, trong khi thu nhập từ những thiết bị này chiếm 54,79% thị trường đồ điện tử (thống kê bởi Statista). Với như cầu sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng ngày càng tăng, ứng dụng PWA sẽ trở nên cần thiết hơn.
Một Số Ví Dụ Về Ứng Dụng PWA
- Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng của Alibaba đã tăng đến 76% từ khi áp dụng PWA.
- Twitter Lite PWA được phát triển làm giao diện UI chuẩn từ 2017 và đã giúp giảm tỉ lệ thoát tới 20%, tăng số lượt tweet lên 75 cùng nhiều cải thiện khác.
Bên cạnh đó, PWA cũng cải thiện tốc độ tải trang web và có thể dùng được ở chế độ offline. Nhiều công ty lớn như Starbucks, Uber, Pinterest cũng đã tin dùng ứng dụng này để nâng cao trải nghiệm người dùng.
2. AI Chatbot
Nhiều công ty hoạt động ở nhiều múi giờ và trên nhiều quốc gia. Điều đó khiến việc cung cấp dịch vụ xuyên suốt 24 giờ trở thành một quá trình tốn kém và cần đến công nghệ chăm sóc khách hàng hiện đại hơn như AI Chatbot. Các chatbot này có thể hỗ trợ khách hàng theo thời gian thực như trả lời các câu hỏi thường gặp hay xử lý đơn hàng. Càng ngày công nghệ truy xuất thông tin và hành vi AI tích hợp trong Chatbot sẽ trở nên hoàn thiện hơn để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người dùng.
Nhiều doanh nghiệp lớn đã áp dụng công nghệ AI để hỗ trợ khách hàng của họ, theo Forbes, số lượng trường hợp này đã tăng 190% trong khoảng giữa năm 2018 và 2020. Các nền tảng được ưa chuộng là Facebook Messenger, Whatsapp và Skype. Theo xu hướng chung, Juniper Research ước tính thị trường chatbot sẽ có trị giá hơn 110 tỷ đô la vào năm 2023.
3. Accelerated Mobile Pages (AMP – Trang Tăng Tốc Độ Truy Cập)
Google lần đầu công bố Dự án Accelerated Mobile Pages (AMP) vào năm 2015, đến nay chúng ta thường xuyên thấy công nghệ này được sử dụng cho những trang tin tức luôn cần cập nhật nhanh chóng. Ưu điểm nổi trội của các website AMP là tốc độ tải trung bình chỉ cần khoảng 2 giây, trong khi ở nơi khác có thể lên đến 22 giây.
AMP là công cụ cải thiện KPI cho website hiệu quả, mang lại trải nghiệm người dùng dễ chịu và làm tỷ lệ thoát thấp hơn. Sự phổ biến của AMP đã giảm dần từ năm 2020 nhưng nó vẫn là một trong những công nghệ phát triển di động phổ biến nhất trên thế giới, với 35% lượng website sử dụng công nghệ phát triển web di động và hơn một nửa trong số 10.000 trang web top đầu vẫn tin dùng AMP.
4. Ứng Dụng Single-Page (Single-Page App)
Các ứng dụng dơn trang (single-page) cách lý tưởng để đem lại trải nghiệm người dùng hấp dẫn. Các chương trình này chỉ tải một trang hiển thị duy nhất, không yêu cầu sức tải lớn và gia tăng tốc độ duyệt web cho mọi người. Một số SPA gần gũi với đa số chúng ta trong cuộc sống thường nhật là Gmail, Facebook, Trello hay Google Maps.
Một ví dụ điển hình của SPA là các thao tác trong một hòm thư Gmail, quá trình điều hướng trang web sẽ không có quá nhiều thay đổi về hình thức hay định dạng. Đa phần kết cấu trang được bảo toàn trong lúc tải nhờ vào JavaScript.
5. Tối Ưu Tìm Kiếm Bằng Giọng Nói
Tính năng này do Google ra mắt lần đầu vào năm 2011 và đã được đón nhận tích cực bởi một bộ phận khách hàng không hề nhỏ. Các trợ lý ảo như Alexa và Siri cũng được dự đoán sẽ có sức tăng trưởng kinh tế tốt trong tương lai gần. Theo Juniper Research, đến năm 2022 sẽ có tới 55% thiết bị gia dụng tích hợp tính năng hỗ trợ bằng giọng nói và mảng SEO website cũng không nên bỏ qua cơ hội tiềm năng này.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn điện thoại thông minh có tích hợp loa âm thanh, cùng các thiết bị IoT (Internet of Things) hỗ trợ nhiều tính năng. Do đó kết quả tìm kiếm qua giọng nói sẽ ngày có nhiều hơn, báo hiệu một năm 2022 mà các công ty nên đầu tư cho chức năng này.
6. Phát Triển WordPress
Hệ thống quản lý nội dung WordPress được sử dụng ở hơn 40% số website. Đây là nền tảng mã nguồn mở thường xuyên được cập nhật tính năng hỗ trợ người dùng. Để khiến chất lượng duyệt web gia tăng không ngừng, người làm sáng tạo và kinh doanh cần hết sức để ý đến những thay đổi nhỏ nhất diễn ra trên WordPress.
Giám đốc điều hành của Gravity Forms, Carl Hancock đã dự đoán về thay đổi của hệ thống quản lý nội dung website trong năm 2022 ở cấp độ sửa toàn trang, hoặc theo từng khối hiển thị lớn thay vì chỉ ở từng bài đăng, ông nhận định rằng: “Năm 2022 có thể chứng kiến bước ngoặt lớn ở WordPress nếu tính năng chỉnh sửa toàn bộ web trở thành hiện thực, nó sẽ thay đổi hoàn toàn cách ta quản lý và xây dựng trang web ở hiện tại và trong tương lai.”
7. Motion UI
Bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn trong mắt khách hàng nhờ các công nghệ phát triển website hiện đại. Gói Motion UI Sass là một lựa chọn giao diện thân thiện với người dùng nhờ hoạt ảnh hấp dẫn và chuyển tiếp thuộc tính Transition trên CSS mà chính người lập trình có thể tùy chỉnh được. Motion UI Sass có thể hoạt động với bất kỳ JavaScript framework nào, hữu ích trong rất nhiều trường hợp.
Đôi Nét Đằng Sau Sự Phát Triển Của Motion UI:
Ngày nay đã xuất hiện nhiều công cụ thiết kế hoạt ảnh bằng Motion UI nhờ sự phát triển của mạng xã hội và thực tế ảo. Điều này nâng cao trải nghiệm người dùng với app rõ rệt.
Motion UI tạo điều kiện chèn thêm nhiều thiết kế lên web hơn. Các biểu ngữ quảng cáo hay video hiện là những ứng dụng phổ biến nhất cho Motion UI.
Motion UI được chú trọng cũng vì nhu cầu của người dùng yêu cầu trải nghiệm tốc độ cao và thân thiện hơn.
Motion UI là một framework lập trình phía front-end cho phép lập trình viên tạo ra các website hoàn toàn linh động về cách hiển thị. Bộ công cụ đa dạng cũng cực kỳ phù hợp cho những native app muốn chú trọng vào cách tải trang đơn giản, gọn nhẹ, tối ưu.
Motion UI đã được sử dụng rộng rãi từ năm 2018 nhờ tương thích cao với mọi website và có thể tích hợp ở bất kì vị trí nào như thanh menu, đầu, cuối trang. Giờ đây, nó trở nên dễ tiếp cận hơn nữa nhờ công nghệ của thư viện SASS và hứa hẹn trở thành một trong những xu hướng phát triển web hàng đầu vào năm 2022.
8. Kiến Trúc Web Không Máy Chủ (Serverless Architecture)
Kiến trúc không máy chủ (serverless) là một xu hướng công nghệ web cho phép các nhà phát triển thiết kế và hỗ trợ ứng dụng mà không cần phải lo lắng về hạ tầng kèm sau đó. Được xây dựng trên công nghệ đám mây, kiến trúc web này cho phép người dùng chạy mã cho bất kỳ ứng dụng hoặc dịch vụ phụ trợ nào mà không cần phải quản lý, cung cấp hay nâng cấp server. Một số công ty đã ứng dụng cách làm này là Amazon, Google và Microsoft.
Nguyên lý hoạt động của kiến trúc serverless như sau: Kỹ sư viết những đoạn mã theo dạng dưới dạng một chuỗi chức năng độc lập, thực hiện tác vụ riêng. Sau khi trải qua quá trình thử nghiệm, các đoạn mã cùng với trình kích hoạt sẽ được triển khai trên tài khoản của đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Khi một chức năng được yêu cầu, bên cung cấp dịch vụ đám mây sẽ chạy mã trên một máy chủ sẵn có hoặc tạo mới server phù hợp với yêu cầu đó.
9. Phổ Cập Giao Diện Tối (Dark Mode)
Giao diện tối đang là tính năng hiển thị ngày càng được ưa chuộng. Theo các nghiên cứu, ít nhất 8 trong số 10 người dùng thích sử dụng chế độ tối bất cứ khi nào có thể, và tất nhiên điều đó chưa thể dừng lại ở năm 2022. Những nền tảng phổ biến nhất như Facebook Messenger, Twitter, Gmail, Youtube đều đã hỗ trợ dark mode. Một vài ưu điểm nổi trội của chế độ hiển thị này là:
- Phù hợp cho môi trường ít ánh sáng
- Giảm ánh sáng xanh gây mỏi mắt
- Tiết kiệm điện/pin
- Chống mỏi, khô mắt
10. Tăng Cường Bảo Mật Thông Tin
An ninh mạng, bảo vệ dữ liệu là một trong những vấn đề cấp bách nhất của năm 2022. Mọi công ty, dù lớn hay nhỏ, đều dễ bị tấn công. Vào tháng 6 năm 2021, tin tặc đã lấy cắp tài khoản của 700 triệu thành viên LinkedIn, lấy thông tin cá nhân như họ tên, email và số điện thoại. Mỗi người đều phải rất cảnh giác trước vấn đề này.
Theo nhà cung cấp dịch vụ bảo mật Cloudfare, số cuộc tấn công DDoS đều có sự tăng vọt qua mỗi quý ở năm 2020. Hệ quả của nó là nhiều giờ đồng hồ ngưng trệ dịch vụ, thất thoát doanh thu, tổn hại uy tín doanh nghiệp.
Fortinet, Microsoft, Cisco hay Rapid7 cũng là những đơn vị làm dịch vụ an ninh mạng đáng để tham khảo. Dưới đây là một vài công nghệ web cần thiết để bảo đảm an toàn cho dữ liệu:
- Tường Lửa
- Data Loss Prevention (DLP)
- Virtual Private Networks (VPN)
- Trình quét lỗ hổng
- Identity and Access Management (IAM)
11. Nền Tảng Lập Trình No-Code/Low-Code
Tính chất công việc của các kỹ sư phần mềm thường xuyên yêu cầu họ phải trau dồi khả năng viết mã của mình. Sự phát triển của những nền tảng no-code/low-code phần nào khiến công việc của họ dễ dàng hơn và khuyến khích sự sáng tạo từ người dùng.
Những nền tảng low-code được cung cấp dưới dạng phần mềm cho phép khách hàng tự xây dựng giải pháp cho mình. Các mẫu thiết kế cùng chuỗi mã đi kèm giúp quá trình sử dụng phần mềm đơn giản hơn và không cần mất quá nhiều thời gian tìm hiểu.
NCDP (nền tảng phát triển không mã – no code development platform) là một công nghệ thiết kế web mới cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo phần mềm bằng các giao diện và mẫu thiết lập tạo sẵn, bất kể kinh nghiệm lập trình của họ đang ở đâu.
12. Thiết Kế Chú Trọng API
Theo xu hướng lập trình website hiện nay, các giải pháp web phải có tính tích hợp, tương thích cao với nhiều phần mềm khác. Đây là lý do mà lập trình API trở nên cần thiết hơn. Ngoài ra, phương pháp API cũng không khiến những phòng ban liên quan bị lệ thuộc vào nhau, duy trì được tính độc lập trong công việc.
Quy trình phát triển API thường bao gồm các bước sau:
- Đề xuất thiết kế bởi đội Nghiên cứu & Phát triển
- Nghiên cứu bản mẫu (lúc này chưa phổ biến cho các nhóm khác)
- Phổ biến bản mẫu để nghiên cứu sâu hơn hoặc phát triển sản phẩm MVP
- Lặp lại một trong những bước trên khi phát hiện ra lỗi
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]