Top 15 Xu Hướng Phát Triển Ứng Dụng Di Động Trong Năm 2022
Trong thời đại kỹ thuật số, lĩnh vực phát triển ứng dụng di động luôn tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Trong bối cảnh người tiêu dùng có nhu cầu liên quan đến thiết bị di động ngày càng nhiều, các doanh nghiệp đã quyết định tạo dựng giải pháp công nghệ của riêng họ để tồn tại và thành công trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt.
Theo Statista, doanh thu thị trường ứng dụng di động đã đạt con số khổng lồ 693 tỷ đô la vào năm 2021. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước khởi đầu, vì theo Gartner, chỉ 0,01% ứng dụng di động thực sự thành công và xoay sở để trụ lại. Trong bài viết này, hãy cùng tìm ra những xu hướng phát triển ứng dụng di động hứa hẹn của năm 2022, nắm rõ bí quyết để khiến sản phẩm của bạn được nhiều khách hàng tin dùng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Trước tiên, hãy nhìn lại chặng đường phát triển của những ứng dụng di động:
Năm 2005 | Bắt đầu từ năm 2005, các trang web bắt đầu được thiết kế cho màn hình nhỏ hơn và được trang bị giao diện thân thiện với màn hình cảm ứng. Một vài năm sau, các ứng dụng native hỗ trợ thao tác cảm ứng đã ra đời khi các doanh nghiệp nhận ra những lợi thế của giải pháp công nghệ cho di động này. |
Năm 2013 |
Trong thời gian này, sự phổ biến của các ứng dụng web (web app) dành cho thiết bị di động đã tăng lên, nâng cấp trải nghiệm duyệt web cho điện thoại một cách đáng kể. Trải nghiệm cá nhân hóa trên ứng dụng cũng được chú trọng, với những tính năng như nhận diện vị trí, thời gian địa phương. Các web app dành cho thiết bị di động sau đó phát triển lên thành hybrid app để tích hợp nhiều chức năng và khả năng tương thích hơn. Xu thế này dẫn đến mối quan tâm tới công nghệ nhận diện giọng nói để đơn giản hóa các tương tác giữa người với máy móc. |
Năm 2019 | Đây là kỷ nguyên của micro app – những ứng dụng giải pháp cho nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Được thiết kế cho từng mục đích cụ thể như giao, nhận hàng, vận tải với sự hỗ trợ của công nghệ AI và Học Máy. |
Tổng kết Năm 2021
Có một sự thật là hiện nay, thời gian trung bình của một người với chiếc điện thoại thông minh trong ngày là rất nhiều. Theo thống kê, nhiều người còn sở hữu nhiều điện thoại hơn bàn chải đánh răng. Thiết bị di động tạo ra 70% lưu lượng truy cập và khoảng 75% số email cũng được mở trên những chiếc máy này.
Tính tiện lợi của các công nghệ mới đó đã thay đổi cách nhiều người sinh hoạt cả trên mạng lẫn ngoài đời. Theo Google, 80% người dùng điện thoại thông minh có nhiều khả năng mua hàng từ các công ty có ứng dụng dành cho thiết bị di động hơn và trong bối cảnh Covid-19 vẫn là mối quan tâm ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhu cầu mua đồ dùng từ xa của mọi người còn gia tăng hơn hẳn. Theo thống kê của Statista, chi tiêu của người dùng App Store năm 2022 có thể lên đến 157 tỷ đô (tức tăng 92%).
Tuy nhiên, trên một thị trường không ngừng biến chuyển, những ứng dụng điện thoại từng thành công trong năm trước chưa chắc vẫn giữ được phong độ ở năm mới. Đấy là lý do tại sao chúng ta phải không ngừng cập nhật những chiến lược phát triển app di động thức thời nhất để đảm bảo thành công một cách chắc chắn nhất.
Top Xu Hướng Phát Triển Ứng Dụng Di Động Trong Năm 2022
1. Công Nghệ 5G
Không thể bỏ qua công nghệ 5G khi nói đến sự phát triển thiết bị di động. Mặc dù đã xuất hiện trong những năm gần đây, 5G vẫn chưa trở thành tiêu chuẩn ở nhiều nơi. Nhưng điều đó không cản trở những mong muốn dùng thử dịch vụ 5G mới nhất và trải nghiệm khả năng kết nối liền mạch của nó. Theo báo cáo của PRNewswire, thị trường đầu tư cho cơ sở hạ tầng 5G toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 12,9 tỷ đô lên 115,4 tỷ đô trong giai đoạn 2021-2026.
Với khả năng kết nối siêu tốc, có thể nhanh gấp 1000 lần so với 4G, 5G hứa hẹn nhiều tiềm năng trong cả ngành phát triển phần mềm và ứng dụng di động. Những công nghệ yêu cầu tốc độ kết nối nhanh để vận hành hiệu quả như thực tế ảo sẽ có cơ hội tiếp cận khách hàng nhiều hơn vì 5G sẽ ngày càng phổ biến trong đời sống. Hơn nữa, điểm tuyệt vời nhất của mạng 5G nằm ở tính ổn định, cho phép người dùng xem phim, video ở độ phân giải cao và chơi game mà không gặp vấn đề với độ trễ.
2. Ứng Dụng Cloud-Native
Các ứng dụng cloud-native được thiết kế xoay quanh công nghệ điện toán đám mây, loại bỏ sự phụ thuộc vào những server lưu trữ thông tin. Mọi tác vụ sẽ do các đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây như AWS, Google Cloud hoặc Azure xử lý. Những công cụ tự động cơi nới hạ tầng dựa trên lưu lượng web do Google Cloud cung cấp là một trong nhiều lợi thế của ứng dụng cloud-native cho các doanh nghiệp.
3. Trí Tuệ Nhân Tạo & Học Máy
Sau sự thành công vang dội của FaceApp, công nghệ AI đến từ MyHeritageApp tiếp tục khiến cộng đồng phải trầm trồ nhờ sự thuyết phục của tính năng làm hoạt ảnh từ những bức hình tĩnh. Chất lượng hình ảnh cao như thể chính những người thân thương của chúng ta đang tương tác từ trong đó.
Chưa dừng lại ở đấy, Google cũng đã tích hợp thêm AI vào ứng dụng Maps để nâng cao trải nghiệm người dùng, với một trong những tính năng mới là Live view – cho phép chúng ta định vị các không gian mở trong nhà thông qua thực tế ảo, hay dẫn đường để mức thải carbon, nhiên liệu xe cộ được giữ ở mức thấp nhất có thể.
AI và Học Máy là những lĩnh vực phát triển ứng dụng di động rất phổ biến trong vài năm qua, và không ngừng nâng chuẩn thiết kế trong ngành lên tầm cao mới. Học máy (Machine Learning) hay Deep Learning cũng là những công cụ trích xuất, phân tích dữ liệu hiện đại, hiệu quả mà chúng ta không nên xem nhẹ.
4. Ứng Dụng Cho Máy Gập
Tuy các loại máy gập màn đang chỉ chiếm một phần nhỏ của thị trường, song thống kê cho thấy năm nay sẽ có khoảng 50 triệu đơn vị được xuất xưởng, báo hiệu sự cần thiết trong việc phát triển ứng dụng hỗ trợ tốt cho các thiết bị này.
Chỉ bằng cách tăng kích thước màn hình cho ứng dụng phát video, game hay tăng diện tích bề mặt sử dụng máy đã là cách tối ưu vô cùng lý tưởng. Trong năm 2022, chúng ta nên để ý hơn về việc thiết kế app xoay quanh những tiêu chí cho màn hình.
5. Thực Tế Ảo (AR & VR)
Thành công của Pokemon Go tuy chỉ thoáng qua nhưng đã mở đường cho công nghệ AR đến với điện thoại thông minh, một minh chứng rõ rệt cho tiềm năng của thực tế ảo lên cách chúng ta giải trí. Giờ đây không khó để bắt gặp một vài ví dụ về cách những thương hiệu lớn ứng dụng AR/VR trong trải nghiệm người dùng:
- IKEA sử dụng AR để cho khách hàng xem bài trí nội thất trong nhà sẽ ra sao trước khi mua.
- L’Oreal dùng app trang điểm để khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Dự án Microsoft Mesh – nền tảng liên lạc bằng hình ảnh ba chiều giữa nhiều thiết bị như kính VR, AR, điện thoại hay máy tính.
- Mẫu kính VT mới từ Oculus có thể chạy độc lập mà không cần kết nối với máy vi tính.
Một phát kiến quan trọng khác trong lĩnh vực AR mà công chúng được thấy gần đây là LiDAR, được ra mắt trong thời điểm Apple giới thiệu iPad Pro, iPhone 12 Pro và iPhone Pro 12 Pro Max. LiDAR đưa thực tế tăng cường lên một cấp độ hoàn toàn khác, hỗ trợ chụp ảnh chất lượng cao kể cả trong điều kiện thiếu sáng
6. Ứng Dụng Cho Thiết Bị Đeo
Công nghệ tích hợp trên các thiết bị đeo đã phổ biến trên toàn thế giới, có khoảng 453 triệu chiếc máy như này vào năm 2017 và đến năm 2022 con số ước tính sẽ là 929 triệu. Gần đây Apple đã công bố hệ điều hành WatchOS 8 cho đồng hồ Apple Watch, đi kèm đó là tính năng, mặt hiển thị, giao diện mới.
Những nhà phát triển phần mềm cùng với doanh nghiệp nên cung cấp những trải nghiệm kỹ thuật số tối ưu cho thiết bị đeo hay đồng hồ thông minh của khách hàng. Đây là một trong những bí quyết thành công rất dễ thấy trước mắt hiện nay.
7. Giải trí, Trò Chơi Điện Tử
Đây là loại ứng dụng phổ biến nhất và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Netflix có khoảng 74% khách hàng cố định ở Mỹ và Canada, điều đó nói lên nhu cầu giải trí trên thiết bị di động cao như thế nào. Hơn nữa, với hơn 159.1 triệu game thủ dùng điện thoại, lượng thiết bị di động phục vụ mục đích này chiếm đến hơn 89% tổng số máy chơi game đang được sử dụng ở Mỹ.
Những gã khổng lồ trong giới công nghệ là Tencent, Microsoft và Sony cũng đã thâu tóm nhiều studio làm game lớn như Bethesda, Bungie, Activision và Blizzard, cụ thể hơn nữa chúng ta có các sự kiện sau đây:
Nhà phát triển Take-Two đã thông báo kế hoạch chi trả 12.7 tỷ đô cho Zynga, đơn vị phát triển Farmville và Words With Friends – một thời từng là những tựa game thành công nhất trên Facebook và điện thoại di động. Tiếp đó là thương vụ trị giá 3.6 tỷ đô khi Sony mua lại Bungie – studio từng làm Halo và nay là Destiny.
Ấn tượng nhất trong số các ký kết mới này là việc Microsoft chi 67.8 tỷ đô để mua về tượng đài Activision Blizzard. Động thái khiến nhiều công ty nhỏ đều phải sửng sốt bởi điều này đồng nghĩa chủ nhân thương hiệu Xbox đã sở hữu rất nhiều tựa game đình đám cùng với một thị phần khổng lồ trên thị trường.
8. Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Khi con người phải giãn cách trong thời gian dài vì dịch bệnh. Dịch vụ giao đồ thiết yếu tận nơi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi hoàn cảnh trước mắt mà đây là một xu hướng tất yếu bất kỳ nhà phát triển app giao đồ, đưa đón nào cũng cần chú ý đến trong năm 2022. Ví dụ trong cuộc sống thường nhật chúng ta sẽ rất hay sử dụng app như Grab, Shopee, v.v..
Theo Statista, doanh số của loại app này đã tăng 80% từ tháng Ba đến tháng Sáu năm ngoái trước khi nhảy về 5.7 tỷ đô vào tháng Tám. Đến tháng Mười cùng năm, những đơn hàng giao đến nhà và nhận tại cửa hàng đã lại lên mức 6.4 tỷ đô.
Khi xã hội dần quay trở lại trạng thái bình thường mới. Tần suất đặt hàng qua app nhìn chung có thể giảm, nhưng chính nhu cầu này sẽ không bao giờ dừng lại. Điều đó đã được chứng minh trong nhu cầu sử dụng điện thoại của rất nhiều người,
9. Ví Điện tử
Mobile wallets have grown in popularity among users, especially as economies worldwide shift to digital. People prefer to use mobile wallets such as Google Pay, Apple Pay, Amazon Pay, and others instead of cash or inputting credit card information for speedier transactions. Because the market has not yet reached saturation, there is still room for future expansion. Future trends in mobile wallets include:
Ví điện tử đang trở thành một phần rất quan trọng trong sinh hoạt của cộng đồng, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu đang ngày một chuyển sang số hóa. Mọi người ưa chuộng các ứng dụng như Google Pay, Apple Pay, Amazon Pay để làm giao dịch của họ nhanh chóng hơn. Với tình hình thị trường chưa bão hòa, ví điện tử vẫn sẽ là một xu hướng đáng cân nhắc cho tương lai, một số công nghệ đặc chủng cho loại ví này là:
- Ví hỗ trợ tính năng về âm thanh
- Chức năng thanh toán không dây ở tầm ngắn
- Công nghệ thanh toán qua sóng vô tuyến
10. Chatbot
Mặc dù công nghệ chatbot hiện tại chưa hoàn thiện, nhưng nó đang dần được ứng dụng triệt để hơn vào hoạt động kinh tế của chúng ta. Chatbot có thể hỗ trợ đặt hàng bằng cách tự động hóa các quy trình chung giúp khách, hay trả lời các câu hỏi đơn giản như “cửa hàng có mở không?” Nhiều người mua hàng cũng chia sẻ họ thích tự phục vụ hơn và chatbot là công cụ tuyệt vời.
Theo thống kê, 36% người Mỹ đã sử dụng chatbot, và với sự phổ biến của Facebook Messenger, việc sử dụng chatbot trên thiết bị di động sẽ ngày càng nhiều hơn.
11. Công Nghệ Stream Sự Kiện Trực Tuyến
Do ảnh hưởng của Covid-19, rất nhiều sự kiện trực tiếp đã bị ảnh hưởng và giải pháp thay thế là livestream trên mạng. Một hệ quả tích cực của điều này là những sự kiện livestream xóa bỏ rào cản độc quyền và kết nối cộng đồng mạnh mẽ hơn.
12. Siêu Ứng Dụng
Trong nhiều năm, giải pháp ưa thích của các nhà phát triển ứng dụng di động là những phần mềm phục vụ một mục đích chính. Tuy nhiên, xu hướng đang dần thay đổi, họ bắt đầu tạo ra các app đa mục đích, hay còn gọi là Siêu Ứng dụng (Super App).
Siêu Ứng dụng là loại app vô cùng phổ biến ở Châu Á và đang lan tỏa ở phương Tây. Natural AI, sản phẩm được phát triển bởi startup Brain Technologies Inc. tại California là ví dụ tiêu biểu cho công nghệ này. Natural AI hướng đến việc cách mạng hóa thói quen sử dụng di động của mọi người thông qua việc giải quyết vấn đề chỉ với một app duy nhất.
Ví dụ tiếp đến là Facebook, từ một trang mạng xã hội đơn thuần, nay tại đây còn có các chợ buôn bán để mọi người tìm được thứ họ cần. Hay bên cạnh mua sắm online, Amazon giờ cho phép khách hàng thanh toán nhiều hóa đơn chi tiêu khác.
Tại thị trường phương Tây, cộng đồng chưa hẳn săn đón các super app một cách nhiệt tình bởi họ có thói quen thử nghiệm nhiều lựa chọn trước khâu ra quyết định. Nhưng sau cùng, sự tiện lợi là thứ ai cũng theo đuổi. Vì vậy, hãy thực sự để ý đến xu thế sử dụng những siêu ứng dụng trong xây dựng nền kinh tế năm 2022.
13. Phân Tích Dự Đoán (Predictive Analytics)
Trong một thời gian, các doanh nghiệp đã dùng hình thức phân tích dự đoán cho sản phẩm ứng dụng di động. Netflix dựa vào hành vi của người xem để đưa ra gợi ý phim ảnh, chương trình phù hợp với họ. Amazon cũng dùng dữ liệu để quảng cáo sản phẩm mà người mua hàng có thể sẽ quan tâm. Phương pháp phân tích dự đoán đóng vai trò then chốt trong hai khía cạnh sau:
Tối ưu hóa quy trình: Doanh nghiệp có thể xử lý dữ liệu cần thiết để xác định sớm vấn đề, đưa ra giải pháp kịp thời cho đội ngũ phát triển. Chất lượng hoàn thiện sản phẩm sẽ được đảm bảo trong khi quỹ thời gian không bị ảnh hưởng tiêu cực.
Cải thiện trải nghiệm người dùng: Dữ liệu thu thập được sẽ dùng để cá nhân hóa quá trình khách hàng tương tác với ứng dụng, sản phẩm.
14. Đơn Giản Hóa Thương Mại Di Động
Thương mại di động (mobile commerce), hay MCommerce là sự mua bán trao đổi trên những thiết bị cầm tay này, ưu điểm của mô hình này là sự tiện lợi, nhanh chóng, đơn giản.
Mặc dù MCommerce đã tăng mức phổ biến trong những năm gần đây, nhưng nó được dự báo sẽ tăng vọt trong những năm tiếp theo, đạt giá trị 22 tỷ đô la vào năm 2022. Thị trường ứng dụng di động chắc chắn sẽ tập trung hơn vào việc thiết kế các loại app native để phục vụ xu hướng này.
Theo đà, nhiều doanh nghiệp sẽ dịch chuyển một phần đáng kể hoạt động bán hàng lên những nền tảng MCommerce để tăng doanh số và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hơn nữa, Nhà cung cấp phần mềm có thể kết hợp AI và Máy học vào ứng dụng để đem đến ưu đãi và chiết khấu hấp dẫn hơn – vốn là mặt lợi cho cả quá trình. Công nghệ tiên tiến như vậy cũng cho phép phân tích dữ liệu về vị trí địa lý của người dùng để đưa ra đề xuất tùy chọn ngôn ngữ phù hợp cho họ và tăng cường tiện lợi.
15. Internet of Things (IoT)
Vào cuối năm 2022, thị trường IoT ở Mỹ dự kiến sẽ vượt 500 tỷ đô la, và một thị phần lớn sẽ là đồ điện tử dân dụng. Công nghệ IoT giúp tự động, đơn giản hóa những thao tác giữa người dùng với máy móc trong ngôi nhà của họ. Ngày nay, điện thoại thông minh bắt đầu tích hợp nhiều tính năng điều khiển đồ điện tử hơn và vì vậy sức hút của IoT sẽ rất lớn.
Một vài số liệu đã cho thấy rằng năm 2030 sẽ có khoảng 50 triệu thiết bị IoT trên toàn cầu, hình thành mạng lưới liên kết máy móc khổng lồ. Ngoài ra, công nghệ IoT còn có cả chia sẻ dữ liệu, đưa hứa hẹn là một mỏ vàng tiềm năng cho rất nhiều công ty trong ngành.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]