07 Bước Để Ra Mắt Ứng Dụng Của Bạn Thành Công
Khi nảy sinh ý tưởng cho một ứng dụng điện thoại, hàng trăm câu hỏi có thể ngay lập tức ùa đến với chủ dự án cũng như người phát triển. Quá trình này diễn ra rất tự nhiên song nó có thể khiến việc ra mắt thành phẩm mắc vào một vòng luẩn quẩn của những trăn trở. Bài viết này hướng đến giúp đỡ độc giả ra mắt ứng dụng thành công thông qua 7 bước sẽ được đề cập sau đây.
Quá trình nghiên cứu thị trường cung cấp rất nhiều thông tin có giá trị, tuy nhiên để không bị quá tải với lượng nội dung đó, người làm cần lên một kế hoạch cụ thể để chắt lọc những gì cần thiết nhất cho dự án của mình.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Với 1.96 triệu ứng dụng hiện có trên Apple App Store và 2.87 triệu thuộc về Google Play Store, không thể phủ nhận thị trường app điện thoại đang có sức cạnh tranh rất lớn. Nghiên cứu kỹ những đối thủ là bước đầu tiên trên con đường tìm kiếm thành công cho sản phẩm. Dưới đây là một vài chỉ số đáng cân nhắc cho bất kỳ ứng dụng nào:
- SWOT (strengths, weaknesses, opportunities, and threats – điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro)
- CTA hay UVP
- Sức hút của UI/UX
- Lỗi
- Các kênh tìm kiếm khách hàng
- Cách thu lời
- Đánh giá từ khách hàng
Cơ hội phát triển dành cho các ứng dụng điện thoại nằm ở khả năng giải quyết những vấn đề người dùng hay gặp phải. Đó là lý do doanh nghiệp nên phân tích tập khách hàng của mình thông qua các tiêu chí sau:
- Nhân khẩu, vị trí địa lý
- Sở thích
- Nhu cầu
- Lý do sử dụng app (tính năng, đánh giá tốt, bắt mắt, giá cả, gợi ý từ bạn bè, v.v..)
- Khả năng thanh toán (theo mỗi lượt mua, theo tính năng muốn sử dụng, v.v..)
Những người có trách nhiệm phát triển ứng dụng cũng cần đặt bản thân vào vị trí của khách hàng để hiểu nhu cầu của họ cũng như những vấn đề hay phát sinh.
Bước 2: Lên kế hoạch
Quá trình nghiên cứu thị trường cung cấp rất nhiều thông tin có giá trị, tuy nhiên để không bị quá tải với lượng nội dung đó, để ra mắt ứng dụng thành công cần lên một kế hoạch cụ thể để chắt lọc những gì cần thiết nhất cho dự án của mình.
- Xác định tập khách hàng
- Lên danh sách các chức năng cho app: Đặt ưu tiên với các tính năng quan trọng nhất và những bổ sung có thể làm sau này. Thực hiện các mô hình (mockup) thử nghiệm để đánh giá mức độ tương tác.
- Xác định lợi điểm của giá trị sản phẩm (UVP): Đầu tư vào tính năng mạnh nhất của app để thu hút khách hàng, thường nên đi kèm với một kêu gọi CTA hiệu quả.
- Chọn nền tảng ưu tiên: Để thu hút được nhiều người nhất có thể, sản phẩm nên được thiết kế cả trên Android và iOS, nhưng điều đó cũng có nghĩa gấp đôi ngân sách. Hãy lựa chọn nền tảng sao cho phù hợp với chi phí cho phép.
- Chọn hình thức kiếm tiền: Giai đoạn đầu trong một dự án app là thời điểm phù hợp để chọn ngay phương thức kiếm tiền từ sản phẩm. Có 5 cách để độc giả tham khảo như được liệt kê dưới đây.
Cách kiếm tiền |
Lợi thế |
Quảng cáo |
|
Freemium (kết hợp cả tính năng miễn phí và trả phí) |
|
Thuê bao |
Có thể trả lâu dài và cung cấp nguồn tiền cố định theo tuần, tháng hoặc năm |
In-app purchase (giao dịch trên app) |
|
App tính phí |
|
Doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn tâm thế tuyển dụng thêm nhân sự ngoài trong trường hợp chuyên môn của nhóm in-house chưa đủ để đáp ứng.
Bước 3: Xây dựng đội phát triển ứng dụng
Trong trường hợp người lên ý tưởng dự án không có khả năng lập trình, họ cần xây dựng một nhóm kỹ sư để phát triển ứng dụng và dựa trên các tiêu chí sau:
- Số lượng nền tảng để ra mắt ứng dụng
- Nhân sự tuyển thêm cho đội kỹ sư sẵn có hay gây dựng nhóm từ đầu
- Thời gian và chi phí cần thiết
- Độ phức tạp, quy mô của app
Xây dựng hoàn chỉnh một ứng dụng điện thoại yêu cầu nhiều bước: viết code, quản lý dữ liệu, thiết kế, thử nghiệm. Vì vậy chúng ta cần có đội ngũ gồm những vai trò sau:
- Lập trình viên iOS
- Lập trình viên Android
- Kỹ sư Backend
- UI/UX designer
- QA (đảm bảo chất lượng)
- Quản lý dự án
Tiếp theo là cân nhắc những nơi để chiêu mộ nhân sự cho dự án phát triển ứng dụng điện thoại:
- In-house: Ưu điểm của những đội in-house là làm chung trong một môi trường với chủ dự án, các giai đoạn công việc luôn đảm bảo có sự giao tiếp, trao đổi rõ ràng. Tuy nhiên cần chú ý và hiểu biết về năng lực của họ. Doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn tâm thế tuyển dụng thêm nhân sự ngoài trong trường hợp chuyên môn của nhóm in-house chưa đủ để đáp ứng.
- Freelancer: Freelancer là vị trí phù hợp để bù vào một số kỹ năng còn thiếu trong nhóm phát triển ứng dụng. Cho dù có lúc họ sẽ gặp vấn đề trong giao tiếp với các nhóm còn lại, yêu cầu thêm sự quản lý của công ty và có rủi ro liên quan đến dữ liệu cần bảo mật.
- Các công ty outsource: Nếu vật chất, thời gian và kinh phí doanh nghiệp bị giới hạn, lựa chọn các công ty outsource (cho thuê nhân lực) sẽ giúp giải phóng nguồn lực để tập trung vào các công việc cốt lõi khác bên cạnh một dự án.
Bước 4: Gây quỹ
Tiền là tất cả khi khởi động bất kỳ dự án nào, không chỉ dựa vào một ý tưởng hay cho sản phẩm. Việc gây quỹ là hoàn toàn khả thi với những doanh nghiệp có tư duy tích cực trong vấn đề. Một số cách làm có thể tham khảo như sau:
Tài chính cá nhân |
Tự lập về tài chính cho phép chủ dự án hoàn toàn nắm quyền kiểm soát tiến độ công việc, tuy nhiên nguồn lực có thể có hạn. |
Bạn bè và gia đình |
Đề xuất ý tưởng với những người thân xung quanh, nhưng yếu tố quan hệ có thể ảnh hưởng lớn đến cách làm này. |
Các dịch vụ, hội thảo về khởi nghiệp |
Đây là những môi trường giúp chủ dự án mở rộng quan hệ và gặp gỡ nhiều nhà đầu tư tiềm năng. |
Các nền tảng gây quỹ |
Nguyên lý hoạt động của các website gây quỹ rất đơn giản: Hãy đăng tải ý tưởng dự án, và nếu mọi người thấy quan tâm thì sẽ đóng góp. Tuy lượng tiền từ mỗi cá nhân không nhiều nhưng số lượng lớn người đầu tư sẽ đem lại một khoản đáng kể. |
Tăng tốc khởi nghiệp (Accelerators) |
Accelerators là những tổ chức tư vấn và hỗ trợ những công ty nhỏ đang khởi nghiệp để dần trở thành doanh nghiệp lớn. |
Nhà đầu tư thiên thần |
Những mạnh thường quân này có thể được tìm thông qua các mạng lưới doanh nghiệp đặc biệt. Thông thường họ sẽ yêu cầu 10-25% lợi nhuận sau khi hỗ trợ tài chính cho công ty. |
Công ty tư nhân |
Nhiều công ty lớn có xu hướng mua nhiều loại app bởi họ chưa có sản phẩm tiêu biểu trong phân khúc ấy. Tiếp cận những đơn vị này có thể tạo điều kiện bán app hoặc thậm chí bán một doanh nghiệp |
Vay vốn ngân hàng |
Vay vốn ngân hàng là giải pháp nhanh chóng cho những dự án đã được lên kế hoạch kỹ. Tuy nhiên khoản lãi không hề nhỏ so với tài chính khởi nghiệp là một trở ngại cần cân nhắc. |
Để kêu gọi vốn thành công, người đọc nên trình bày ý tưởng cho sản phẩm thật cặn kẽ với những người thân hoặc đối tác của mình. Cách làm được khuyến khích là minh họa một mô hình trong ứng dụng, thiết lập bản thử hoặc landing page để quảng bá nhiều hơn. Các ví dụ trực quan như vậy luôn hiệu quả hơn phác thảo trên giấy.
Cách kiểm chứng tính năng và độ thiết thực dễ dàng hơn là tạo ra một MVP (minimum viable product – sản phẩm khả dụng tối thiểu).
Bước 5: Xây dựng một sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP)
Sau khi đã nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch và đảm bảo mặt tài chính, chúng ta cần hiện thực hóa các ý tưởng liên quan đến sản phẩm.
Giai đoạn đầu chưa yêu cầu sản phẩm hoàn chỉnh. Cách kiểm chứng tính năng và độ thiết thực dễ dàng hơn là tạo ra một MVP (minimum viable product – sản phẩm khả dụng tối thiểu). Phiên bản này sẽ chứa đựng các tính năng thiết yếu của ứng dụng.
Đây là những lợi ích mà MVP đem lại:
- Kiểm tra tính thiết thực của ứng dụng
- Xây dựng nền tảng người dùng và thu nhận phản hồi
- Giúp xác định tập khách hàng
- Tiết kiệm thời gian và chi phí phát triển
- Thu về lợi nhuận trước khi ra mắt app hoàn chỉnh
- Công cụ thu hút các nhà đầu tư
Bước 6: Cải thiện sản phẩm
- Thử nghiệm beta: Những người tham gia beta là nguồn phản hồi trực tiếp trong giai đoạn đầu của sản phẩm. Nhờ họ mà đội phát triển có thể nhìn ra các điểm cần cải thiện.
- Kiểm tra KPI của app: Kiểm tra các chỉ số này để biết ứng dụng đang tương tác ra sao với người dùng thông qua số lượt tải, lượt bấm, thời gian sử dụng, tỉ lệ chuyển đổi, v.v.. Hãy lựa chọn loại KPI phù hợp nhất trong từng phân khúc để đánh giá sản phẩm chính xác nhất.
- Phân tích phản hồi: Đánh giá của khách hàng là cách để nhóm phát triển phát hiện và sửa lỗi nhanh, hiệu quả nhất, tăng sự kết nối tới họ và đồng thời cũng tác động đến thiện cảm của nhóm người dùng.
- Thêm tính năng: Đây là kinh nghiệm rút ra từ các bước trên để ngày càng tiến tới một ứng dụng hoàn chỉnh, với nhiều tính năng làm hài lòng người dùng nhất có thể.
Bước 7: Tăng độ phủ sóng của ứng dụng
Bên cạnh sự cải thiện chất lượng, hãy lên kế hoạch giữ chân người dùng với sản phẩm càng lâu càng tốt. Lợi ích của việc có nhiều khách hàng đương nhiên là nguồn doanh thu ổn định và nâng cao danh tiếng của công ty mỗi ngày.
- Bảo trì và hỗ trợ: Để xây dựng nền tảng kinh doanh tốt cho sản phẩm, hãy không ngừng hỗ trợ, phản hồi, quan tâm đến những nhu cầu của khách hàng và thường xuyên cập nhật thêm tính năng.
- Thêm tính năng đặc biệt: Cho người dùng một tính năng đặc biệt thu hút để khiến họ dành nhiều thời gian hơn cho ứng dụng, tăng hoạt động tương tác và sau cùng là lợi nhuận. Ví dụ như công nghệ thực tế ảo để đưa trải nghiệm lên một tầm cao mới.
- Quảng bá sản phẩm: Marketing ngày nay có thể diễn ra trên rất nhiều nền tảng, công cụ, thậm chí là các cá nhân có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng như influencer, mạng xã hội, blog, diễn đàn, họp báo, các sự kiện công nghệ, v.v..
Lời kết
Trong bối cảnh điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao, các ngành công nghiệp không ngừng tìm kiếm nhiều cơ hội hơn để kinh doanh, đặc biệt là trong mảng ứng dụng di động. Từ một dịch vụ căn bản như đặt chỗ nhà hàng, gọi taxi, giao đồ, rất nhiều ý tưởng app có thể nảy sinh. Nhưng để đảm bảo kế hoạch phát triển diễn ra thuận lợi nhất, hãy luôn chú trọng đến lộ trình kinh doanh, thiết lập tài chính vững chắc, xác định khách hàng, chăm sóc khách hàng, hoàn thiện sản phẩm để doanh nghiệp luôn có thể theo kịp cuộc đua công nghệ gắt gao.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Savvycom is right where you need. Contact us now for further consultation:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]