7 Nguyên Tắc Kiểm Thử Phần Mềm không phải ai cũng biết
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm mà bất kỳ đơn vị CNTT nào cũng cần nắm vững để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Kiểm thử phần mềm là quá trình thực thi một chương trình với mục đích tìm ra lỗi (bugs) của nó. Một phần mềm sẽ hoạt động trơn tru và hiệu quả nhất khi không có bugs. Nếu quá trình kiểm thử được thực hiện thành công, nó sẽ giúp loại bỏ tất cả các bugs khỏi phần mềm.
Việc kiểm thử phần mềm là một quá trình đánh giá phần mềm dựa trên các yêu cầu được thu thập từ thông số kỹ thuật của hệ thống và người dùng, được thực hiện ở mọi cấp độ trong vòng đời phát triển phần mềm (SDLC). Kiểm thử cũng có thể được thực hiện ở cấp độ module trong code của phần mềm.
Thông thường trong 1 dự án phần mềm giai đoạn Testing – Kiểm thử sẽ có sự tham gia của nhiều bên liên quan chứ không chỉ có Tester( Chuyên viên kiểm thử) mà còn bao gồm Solution Architect, QA Engineer, DevOps. Tất cả các bộ phần liên quan sẽ cùng nhau check hệ thống, phân tích và đánh giá xem dự án đã hoàn thiện và đi đúng định hướng ban đầu hay chưa để tạo ra 1 phần mềm hoàn chỉnh.
1. Kiểm Thử Chứng Minh Sự Hiện Diện Của Bugs
Các kỹ sư kiểm tra phần mềm (Tester) tìm bugs để có thể sửa chữa chúng trước khi sản phẩm được phát hành ra môi trường trực tiếp. Bằng cách này, chúng ta có thể chắc chắn rằng phần mềm hoạt động như dự kiến. Tuy nhiên, quy trình này không xác nhận rằng một phần mềm hoạt động chuẩn xác và hoàn toàn không có bugs.
Vì vậy, các nhóm phát triển sản phẩm nên nhất quán về nguyên tắc này để có thể điều chỉnh kỳ vọng của khách hàng.
Tuy nhiên, điều cần nhớ là việc tiến hành kiểm thử nghiêm ngặt sẽ đảm bảo với mọi người rằng phần mềm sẽ không gặp trục trắc, mặc dù nó chỉ chứng minh được sự hiện diện của bugs chứ không đồng nghĩa với việc sản phẩm hoàn toàn không có bugs. Vì vậy, tester nên tập trung và tìm hiểu các test case sao cho càng tìm được nhiều lỗi càng tốt.
2. Kiểm Thử Toàn Bộ Phần Mềm Là Không Khả Thi
Trên thực tế, ngoại trừ đối với những sản phẩm quá đơn giản, tester không thể kiểm tra mọi thứ, bao gồm tập hợp của các biến số và điều kiện tiên quyết, cho dù chúng ta thực sự muốn làm điều đó. Các chuyên gia nhận định rằng cố gắng làm như vậy không thực sự hiệu quả trong việc sử dụng thời gian và nguồn lực.
Tuy nhiên, một trong những khả năng kiểm thử là đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm thử. Nếu làm như vậy, tester có thể kiểm tra nhiều phần khác nhau của phần mềm, đồng thời đảm bảo mình không bỏ sót các tính năng quan trọng nhất. Nếu không kiểm tra mọi đoạn code, phạm vi kiểm tra có thể tiếp tục hiệu quả và mang lại sự tin tưởng cần thiết đối với sản phẩm qua việc lập kế hoạch và xem xét cẩn thận.
3. Kiểm Thử Sớm Giúp Tiết Kiệm Thời Gian & Chi Phí
Kiểm thử phần mềm ngay từ ban đầu đóng vai trò quan trọng đối với vòng đời của ứng dụng. Thậm chí, việc kiểm thử có thể sẽ được thực hiện trước khi bắt đầu quá trình viết code. Việc khắc phục sự cố trong giai đoạn này đơn giản và ít tốn kém hơn nhiều so với việc đợi đến cuối vòng đời của sản phẩm. Khi đó, đội ngũ phát triển có thể cần phải viết lại toàn bộ chức năng, dẫn đến chậm trễ và tăng chi phí lên nhiều lần.
Kiểm thử được xem là một hoạt động diễn ra liên tục thay vì một giai đoạn, vì việc kiểm thử sớm cho phép các vòng phản hồi liên tục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một khái niệm Agile cơ bản. Phản hồi sớm là một trong những phương pháp tốt nhất để đội ngũ phát triển sản phẩm vượt qua các trở ngại khi chúng phát sinh và người kiểm thử đóng vai trò quan trọng trong việc này. Vì đây là một nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện, hãy nghĩ về các testers như là “nhà cung cấp thông tin”.
Về bản chất, tiến hành 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm sớm có thể giúp bạn tránh được bugs hoàn toàn.
4. Các Lỗi Thường Tập Trung Lại Với Nhau
Nguyên lý về phân bố lỗi chỉ ra rằng, chỉ một số ít module chứa phần lớn số lỗi phát hiện được. Những module này thường là những thành phần, chức năng chính của hệ thống.
Các loại phần mềm hoặc ứng dụng này sẽ tuân theo Nguyên lý Pareto: “80% các lỗi được tìm thấy trong 20% tính năng của hệ thống”. Với sự trợ giúp của nguyên lý này, chúng ta có thể tìm thấy các module không chắc chắn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng ẩn chứa một vấn đề: nếu thực hiện kiểm thử tương tự lặp đi lặp lại, sẽ khó để tìm thấy bugs mới với các test case cũ.
5. Nghịch Lý Thuốc Trừ Sâu
Nguyên tắc kiểm thử này dựa trên nguyên lý rằng nếu thuốc trừ sâu được sử dụng đủ thường xuyên cho cây trồng, các loài côn trùng sẽ dần phát triển khả năng miễn dịch với chúng và thuốc trừ sâu sẽ không còn tác dụng. Tương tự như vậy, nếu các quy trình tương tự được thực hiện lặp đi lặp lại trong quá trình thử nghiệm, thì cuối cùng chúng sẽ không còn phát hiện các bug mới ngay cả khi chúng có thể xác thực rằng sản phẩm đang hoạt động.
Nguyên nhân là vì lúc này, hệ thống đã trở nên hoàn thiện hơn, lỗi tìm thấy đã được sửa theo test case cũ. Để đối phó với vấn đề này, test case cần được thường xuyên xem xét, cập nhật và chỉnh sửa, bổ sung thêm nhiều test case mới để tìm lỗi mới (regression test). Thêm vào đó, QA/ Tester cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào các kỹ thuật test sẵn có mà cần liên tục cải tiến các phương pháp có sẵn để quá trình kiểm thử đạt được hiệu quả cao hơn.
6. Kiểm thử phần mềm Phụ Thuộc Ngữ Cảnh
Không có một phương pháp kiểm thử nào có thể áp dụng được cho tất cả các sản phẩm phần mềm. Bản chất của sản phẩm mà bạn đang làm công việc kiểm thử là 1 trang web, 1 ứng dụng mobile, 1 game hay là 1 chương trình windows, tùy vào bản chất của sản phẩm mà ta có những kỹ thuật, phương pháp tiếp cận khác nhau.
Một ví dụ dễ hiểu là sản phẩm phần mềm phục vụ cho ngành y tế thì tester nên kiểm tra các lỗi kỹ thuật kĩ hơn là độ bảo mật do sản phẩm phần mềm này có liên quan tới tính mạng con người.
Nói cách khác, các quy trình và loại thử nghiệm được sử dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà phần mềm hoặc hệ thống đang được sử dụng. Bạn cần sử dụng cách tiếp cận khác nhau, phương thức, kỹ thuật test khác nhau, loại test phụ thuộc vào loại phần mềm/ ứng dụng/ website.
7. Quan Niệm “Hết Bugs” Là Sai Lầm
Cho dù có bao nhiêu bugs được phát hiện và khắc phục, nếu chương trình hoặc hệ thống không thực tế (hoặc không đáp ứng nhu cầu của người dùng), thì nó vẫn không thể sử dụng được. Do đó, không có gì khác biệt về việc phần mềm có vấn đề hay không có lỗi như thế nào; nếu khả năng sử dụng kém đến mức mọi người không thể duyệt qua nó, hoặc/và nó không đáp ứng các mục tiêu kinh doanh, thì nó đã thất bại, mặc dù sở hữu ít vấn đề hơn.
Kết Luận – 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm
Việc kiểm thử phần mềm không phải là một quá trình hoạt động đơn giản và riêng lẻ mà nó phải bao gồm các hoạt động liên quan bổ sung nhau và phức tạp. Thông qua 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm trên, bạn sẽ có cái nhìn khái quát về công việc kiểm thử. Ngoài ra, những nguyên tắc này còn giúp bạn đánh giá tổng quan về tính hiệu quả của hoạt động kiểm thử được thực thi, đồng thời sẽ hỗ trợ trong việc thảo luận và đi đến sự thoả thuận hợp lý khi làm việc với khách hàng về chất lượng sản phẩm đầu ra.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]