Agile Và Cách Áp Dụng Agile Trong Quản Lý Dự Án
Phát triển và triển khai ứng sản phẩm kịp thời là ưu tiên chính của nhiều công ty phần mềm hiện nay. Từ đó, phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt (Agile) là một giải pháp phù hợp trong thị trường cạnh tranh với nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng.
Nhờ Agile, các dự án phát triển phần mềm đảm bảo được việc thích ứng nhanh chóng với tốc độ của công nghệ. Những kỹ sư có thể làm việc hiệu quả và đưa ra nhiều bản cập nhật kịp thời hơn. Không thể phủ nhận rằng Agile là một công cụ quản lý dự án cực kỳ thích hợp. Bài viết sẽ sẽ đi sâu vào phương thức này cũng như bàn đến sự liên quan, cách áp dụng nó chính xác xong khuôn khổ ngành công nghệ thông tin.
1. Tổng quan về các công cụ quản lý dự án truyền thống và Agile
Theo đà phát triển của thời đại số, kỹ sư, lập trình viên luôn không ngừng nỗ lực để nắm bắt các loại công nghệ mới trong khi vẫn đảm bảo đưa ra được những sản phẩm phần mềm chất lượng. Để khiến công việc thuận tiện hơn, nhiều công cụ quản lý dự án đã được áp dụng để đơn giản hóa các quy trình.
2. Cơ bản về công cụ quản lý dự án phát triển phần mềm
Lên kế hoạch là nửa chặng đường dẫn đến thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy có một công cụ quản lý dự án thích hợp là điều vô cũng quan trọng. Những phương thức, hay khung tư duy này quyết định quy trình trong dự án thuộc một tập thể doanh nghiệp, bao gồm việc phát triển, kiểm tra chất lượng, đánh giá, triển khai phần mềm, v.v.. Sau khi đã xác định được khung kế hoạch, bước tiếp theo là xác định giai đoạn làm việc của đội ngũ đang ở đâu và đáp ứng những nhu cầu chung cần thiết.
Một khung quản lý dự án phần mềm sẽ bao hàm vài giai đoạn làm việc, thường có 6 đề mục chính là:
Bước 1: Thu thập và phân tích dữ liệu để xác định hướng phát triển lâu dài cho phần mềm
Bước 2: Thiết kế, xây dựng cấu trúc phần mềm
Bước 3: Lập trình, viết mã nguồn, triển khai những cấu kiện chính cho sản phẩm
Bước 4: Kiểm tra lỗi
Bước 5: Triển khai phần mềm, đưa sản phẩm đến tay người dùng
Bước 6: Bảo trì, giai đoạn sau cùng này giúp đảm bảo chất lượng xuyên suốt phòng đời của sản phẩm
Việc lựa chọn công cụ quản lý dự án hoàn toàn ở đội ngũ liên quan quyết định, một số phương thức không cố định có thể là: Waterfall, Iterative, Spiral và Agile.
3. Phương thức phát triển phần mềm Agile là gì
Đến nay, phương thức Agile đang là một trong những công cụ quản lý dự án được ưa chuộng nhất. Khởi nguồn từ năm 2001, một nhóm 17 kỹ sư phần mềm đã viết nên bộ Nguyên tắc Agile để các đơn vị trong ngành có thể hiểu rõ và tận dụng cách làm này hiệu quả.
Ưu điểm chính của phương pháp này là sự linh hoạt trong cách áp dụng, bên cạnh đó là chia nhỏ đầu việc thành những tác vụ nhỏ, có thể thực hiện nhanh chóng. Về cốt lõi, Agile lặp lại những cấu kiện trong lập trình phần mềm để kỹ sư có thể liên tục đưa ra nhiều bản cập nhật. Mỗi lần phát hành đều là tiền đề cho các giai đoạn sau.
Ở những khung tư duy còn lại, đơn vị làm việc phải hoàn thành từng giai đoạn trước khi chuyển tiếp, đây cũng là khác biệt lớn nhất so với phương pháp Agile. Cách làm truyền thống khiến các nhân sự phải xác định một bản kế hoạch chi tiết bao quát được mọi yêu cầu có thể phát sinh trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến sự mất thời gian rõ rệt.
Nhưng với Agile, doanh nghiệp sẽ phân tích, thiết kế, phát triển và kiểm tra một danh sách những yếu tố họ cho rằng có thể tác động đến chất lượng dự án, từ đó cho ra những bản vá nhỏ, linh hoạt đi kèm phần mềm. Một chu kỳ làm việc này (hay còn gọi là “sprint”) có thể kéo dài 1 vài tuần cho đến vài tháng tùy vào môi trường công ty.
Có thể thấy rằng nhanh nhẹn, linh hoạt hay liên tục là những từ khóa chính khi nói về Agile. Bởi bộ khung này lấy sự lặp lại cũng như gia tăng về số lượng, chất lượng của những cấu kiện trong lập trình phần mềm làm giá trị cốt lõi. Nhờ đó mà sản phẩm mới được cập nhật liên tục, kịp thời và hiệu quả. Phần mềm sẽ được làm thành từng phần và bổ sung tính năng qua từng giai đoạn sâu hơn. Việc quay đầu quy trình để chữa lỗi cũng không còn quá phức tạp.
4. So sánh Agile với các công cụ quản lý truyền thống
Mọi phương thức phát triển phần mềm có thể chia thành hai mô hình chính là phỏng đoán và thích ứng. Agile thiên về thích ứng, còn Waterfall, V-shaped, Iterative hay Spiral nghiêng về hướng phỏng đoán. Mỗi cách làm sẽ có một đặc điểm riêng biệt để đáp ứng nhiều kiểu dự án trong ngành công nghệ thông tin.
4.1. Mô hình Chữ V (V-shaped):
V-shaped là phương pháp dựa trên Waterfall (thác nước) vì quy trình được ví như nước chảy, các kỹ sư sẽ làm việc tuần tự qua từng giai đoạn, mỗi lần kết thúc bằng một chu trình kiểm tra lỗi, đảm bảo chất lượng đã ở mức tốt nhất trước khi chuyển sang công việc mới. Cũng vì vậy mà nhược điểm của cách làm này là không thể quay ngược quy trình để sửa lỗi hoặc thêm tính năng, không hoàn toàn thích hợp với những phần mềm mới và có nhiều yêu cầu cập nhật sau khi ra mắt.
4.2. Mô hình Lặp (Iterative):
Iterative – hay sự lặp lại, là một thế mạnh trong phát triển phần mềm mà không yêu cầu người làm phải vạch ra kế hoạch chi tiết cho dự án. Quá trình phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm tra sản phẩm sẽ được lặp lại liên tục và cải thiện để cho ra sản phẩm mới ở các chu kỳ đều nhau, mỗi phiên bản mới sẽ xếp lớp lên bản cũ.
Cũng vì cách làm này mà nhược điểm của mô hình Iterative là sự tiêu hao nguồn lực cho những thay đổi không cần thiết, nếu như việc lặp quy trình không được tính toán cẩn thận, đặc biệt là với những doanh nghiệp có nguồn ngân quỹ hạn chế.
4.3. Mô hình Xoắn ốc (Spiral):
Phương pháp này nhấn mạnh vào sự đánh giá rủi ro và cũng chia công việc thành nhiều phần nhỏ. Có thể tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí nếu như thành phẩm không yêu cầu chăm chút quá nhiều. Không thực sự là một lựa chọn phù hợp với các dự án nhỏ, rủi ro thấp.
4.4. Mô hình Waterfall và Agile: Tại sao các công ty lựa chọn Agile
Nội dung tiếp theo đặc biệt đi sâu vào sự so sánh giữa Waterfall và Agile, bởi Waterfall được coi là công cụ quản lý dự án phần mềm lâu đời nhất và hai cách làm này thường xuyên được giới chuyên môn đặt lên bàn cân. Phương pháp được phát triển vào năm 1970 bởi Winston W. Royce, với mong muốn đơn giản hóa quy trình làm phần mềm mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Mô hình Waterfall mang một lối tiếp cận công việc tuyến tính, yêu cầu người làm hoàn thành từng đầu mục trước khi chuyển tiếp. Giai đoạn sau phụ thuộc giai đoạn trước nên một khi đã xong sẽ không thể quay lại. Thiếu tính linh hoạt là nhược điểm của nó.
Hai công cụ kể trên đều có những ưu nhược điểm riêng nên sự lựa chọn hoàn toàn vào đánh giá của chủ dự án. Dù dự án lớn hay nhỏ, Waterfall có thể gây nhiều bất cập nếu các giai đoạn sau yêu cầu nhiều thay đổi ở sản phẩm. Mặt khác, Agile luôn đảm bảo tính linh động và cho phép kỹ sư tùy chỉnh phần mềm bất kỳ lúc nào.
Dưới đây là bảng so sánh Agile với các công cụ quản lý dự án truyền thống:
Phương pháp Agile |
Phương pháp truyền thống |
|
Đặc điểm |
Linh hoạt, có thể đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng |
Ít linh hoạt |
Quy mô dự án |
Tất cả quy mô từ lớn đến nhỏ |
Dùng được trong mọi dự án, tuy nhiên yêu cầu độ chính xác cao và khó thay đổi ở các giai đoạn sau |
Định nghĩa về hiệu quả |
Sản phẩm hoạt động tốt |
Dự án đi theo kế hoạch đã đề ra |
Tính linh hoạt |
Tính linh hoạt cao, có thể tùy chỉnh phần mềm mọi lúc |
Khó tùy chỉnh phần mềm khi dự án đã đi sâu |
Ghi chép |
Không yêu cầu nhiều ghi chép |
Yêu cầu nhiều ghi chép |
Vòng lặp quy trình |
Không giới hạn, miễn là phần mềm cần được tùy chỉnh |
Có giới hạn |
Lên kế hoạch |
Không yêu cầu chi tiết vì tính chất dự án có thể thay đổi nhiều |
Yêu cầu bản kế hoạch chi tiết vì những giai đoạn sau không cho phép thay đổi phần mềm |
5. 12 nguyên tắc về Agile
Dưới đây là bộ nguyên tắc do các tác giả của Agile biên soạn hồi 2001:
- Khách hàng là ưu tiên quan trọng nhất, sự hài lòng của họ đến từ những phần mềm được triển khai kịp thời và đạt đúng yêu cầu.
- Agile thích ứng với mọi thay đổi trong tất cả giai đoạn của dự án nhằm theo kịp sự cạnh tranh của thị trường phần mềm.
- Agile liên tục đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua những bản vá nóng với các tính năng mới, thay vì tập trung vào một bản cập nhật lớn có thể mất nhiều thời gian hoàn thiện.
- Agile đảm bảo đội ngũ kinh doanh và phát triển phần mềm luôn nắm bắt được tiến độ dự án thông qua quy trình đơn giản, mang nhiều tính phối hợp giữa các phòng ban.
- Agile tạo điều kiện cho những người có chuyên môn được làm công việc phù hợp với họ, Thay vì chịu sự quản lý từ bên ngoài, đội ngũ Agile dựa vào kỹ năng của riêng mình và khả năng tự tổ chức nội bộ.
- Agile đề cao sự trao đổi thông tin trực tiếp để đảm bảo hiệu quả, lập trình đôi (pair programming) cũng là cách làm phổ biến để nâng cao việc giao tiếp giữa các nhóm.
- Agile không đánh giá chất lượng công việc qua số giờ đơn thuần, đích đến cuối cùng là một phần mềm hoàn chỉnh.
- Agile đề cao một môi trường làm việc cân bằng, nơi mọi người duy trì phong độ ổn định để đi đúng tiến độ, tránh việc làm thêm vào những khung giờ bất cập.
- Agile khuyến khích người làm củng cố lại phương pháp và không ngừng tìm ra cách cải thiện hiệu quả công việc.
- Một nhóm kỹ sư tự hành sẽ biết rõ công việc thiết kế, lập trình hơn cấp quản lý bên ngoài.
- Agile tuân theo một quy tắc 80/20, đó là đạt 80% kết quả chỉ trong 20% thời gian, điều này dựa vào sự tập trung cao độ vào những trọng tâm của phần mềm mà sẽ đáp ứng khách hàng tốt nhất.
- Agile đồng nghĩa với sự linh hoạt, biết thích ứng với những hoàn cảnh phát sing trong dự án.
6. Các giai đoạn chính trong một khung làm việc Agile
- Lên ý tưởng: Ở giai đoạn đầu, đội ngũ sẽ đánh giá tổng quát dựa trên những dữ liệu phân tích thị trường. Chắt lọc những giả thiết về chiến lược, ước tính thời gian, vật tư cần thiết cho dự án.
- Đặt nền móng: Đây là giai đoạn cho sự thu xếp về tài chính cũng như xác định những nhân sự chính cho dự án.
- Triển khai: Khung làm việc chính bao gồm các công đoạn lập trình, thiết kế, trao đổi ý tưởng, cải thiện, thay đổi. Có thể chia nhỏ thành nhiều chu kỳ được biết đến qua thuật ngữ “sprint”.
- Phát hành: Vào lúc này, các kỹ sư sẽ tiến thành kiểm tra chất lượng phần mềm, fix lỗi, ghi chép một vài dữ liệu và đưa sản phẩm ra thị trường.
- Bảo trì: Sẵn sàng hỗ trợ cho sản phẩm khi cần thiết.
- Chấm dứt: Lúc này những người làm phần mềm sẽ dừng việc hỗ trợ sản phẩm và gửi thông báo tới các khách hàng.
7. Những công việc chính khi thiết kế phần mềm theo công cụ quản lý dự án Agile
Cốt lõi của quá trình gia công phần mềm theo khung Agile là sự lặp lại các bước quan trọng trong dự án. Đó có thể là với những cấu kiện, tính năng, ghi chép phục vụ cho những bản cập nhật chỉn chu hơn. Cách xếp lớp những kết quả có ích này sẽ ngày càng hoàn thiện sản phẩm cho người dùng, để đi sâu vào chúng ta có những bước sau:
- Xác định yêu cầu: Kỹ sư thu thập phản hồi từ khách hàng và doanh nghiệp
- Phát triển: Phần mềm được làm ra dựa trên dữ liệu đã có
- Kiểm tra: Những ghi chép cần thiết được tổng hợp lại trong quá trình kiểm tra chất lượng
- Triển khai: Sản phẩm đến tay người dùng
- Phản hồi: Ý kiến của người dùng được tổng hợp lại cho những lần cải thiện tiếp theo
8. Ưu và nhược điểm của công cụ quản lý dự án Agile
8.1. Ưu điểm
- Khi chọn Agile làm công cụ quản lý dự án, hãy cân nhắc các yếu tố sau:
- Phương pháp Agile cho phép thực hiện nhiều thay đổi trên phần mềm một cách nhanh chóng, có tính linh hoạt cao
- Phần mềm và các bản cập nhật được triển khai ra thị trường nhanh hơn
- Người dùng và chủ phần mềm có thể liên lạc dễ dàng thông qua Agile, vì vậy mà sản phẩm sẽ đảm bảo có những tính năng quan trọng, phù hợp nhất với nhu cầu của khách
- Các tính năng dễ dàng được cập nhật liên tục, tăng mức độ hài lòng của khách hàng
8.2. Nhược điểm
- Phần mềm được xây dựng linh hoạt dựa theo yêu cầu của khách nên thành phẩm cuối cùng sẽ khó đoán, thời gian và kinh phí cũng khó xác định.
- Vì không yêu cầu nhiều ghi chép, nên trường hợp phải bàn giao dự án thì có thể gây bất lợi cho đội ngũ tiếp theo
- Thành phẩm dựa vào mong muốn của khách hàng, nếu người dùng không xác định được nhu cầu sẽ dẫn đến sự hiểu nhầm giữa những kỹ sư lập trình và gây nên thay đổi không như ý
9. Cách tận dụng triệt để mô hình Agile trong quản lý dự án
Agile là một phương pháp hiệu quả, đơn giản trong những dự án phần mềm yêu cầu nhiều về sự linh hoạt. Bí quyết là sự giao tiếp, chia sẻ ý tưởng thường xuyên giữa những đội ngũ, cụ thể hơn là các gợi ý dưới đây:
- Tổ chức các cuộc họp hàng ngày để theo dõi sát sao tiến độ công việc của mọi người
- Sau mỗi giai đoạn triển khai, tổ chức một buổi ra mắt thành phẩm để khích lệ đội ngũ đã đóng góp
- Thu thập, chia sẻ phản hồi để sự phối hợp trong công việc đạt hiệu quả cao nhất
- Tiếp nhận nhiều ý kiến, nhưng hãy biết chắt lọc những gì tốt nhất cho sản phẩm
Lời kết
Công cụ quản lý dự án Agile là một giải pháp tốt cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và đòi hỏi người làm phải nắm bắt nhanh những mong muốn, yêu cầu của đối tác cũng như người sử dụng sản phẩm. Sự nhanh nhạy và áp dụng đúng phương pháp quản lý là những yếu tố then chốt để dẫn đến thành công trong lĩnh vực này.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]