DevOps Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Khi Lựa Chọn DevOps
Từ nhiều năm qua, trong ngành công nghiệp phát triển phần mềm đã xuất hiện nhiều cách thức lập trình và vận hành dự án phần mềm, một trong số đó là phương thức DevOps – sự kết hợp của triết lý làm việc, phát triển công nghệ kỹ thuật giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác khăng khít, giao tiếp rõ ràng, minh bạch cùng sự tự động hóa quy trình nhằm nâng cao chất lượng phần mềm cũng như thời gian để sản phẩm cuối cùng có thể đến tay cộng đồng trong khoảng sớm nhất. Vậy DevOps Là Gì?
Mục đích của DevOps là để loại bỏ rủi ro và các mặt hạn chế có thể phát sinh trong khâu lập trình, đảm bảo quy trình triển khai dự án mau lẹ theo đúng tiến độ mà những doanh nghiệp trong ngành thường đặt ra.
Những công ty áp dụng DevOps trong môi trường làm việc vẫn có sẵn các đội lập trình viên và kỹ sư vận hành trong mọi trường hợp, bởi lẽ bản chất của DevOps là những mắt xích liên kết những nhóm nhân sự này, giúp cải thiện hệ thống quy trình và nâng cao trải nghiệm phía khách hàng.
Trong cách tổ chức phương pháp DevOps có sự hỗ trợ của nhiều loại công nghệ, công cụ và nền tảng hạ tầng, tuy nhiên cách sử dụng phương thức đó lại hoàn toàn nằm ở quyết định phía doanh nghiệp. Bài viết sẽ đi sâu hơn vào vai trò của DevOps trong những công ty công nghệ ngày nay.
1. DevOps là gì và nguồn gốc của DevOps
DevOps là gì? DevOps là những mắt xích liên kết những nhóm nhân sự này, giúp cải thiện hệ thống quy trình và nâng cao trải nghiệm phía khách hàng.
DevOps là phương pháp lập trình tổng hợp những nguyên lý, công cụ và triết lý làm việc khởi sinh từ mô hình phát triển phần mềm Agile. Thuật ngữ này bao hàm khái niệm Development (phát triển) và Operations (vận hành) trong ý nghĩa của nó. Ban đầu, Agile được lập nên để đẩy nhanh thời gian dự án, rồi từ đó cách tổ chức đội nhóm kỹ sư cũng cần được định hình lại để đáp ứng văn hóa làm việc mới này.
Khi Agile đã hiện hữu trong đời sống của nhiều doanh nghiệp, họ nhận ra rằng việc chia tách công việc của nhóm IT (phát triển phần mềm) và nhóm vận hành là một sự phản năng suất và gây suy giảm chất lượng, tiến độ đáng kể.
Vì thế, DevOps đã trở thành giải pháp cho tình trạng kể trên, giúp tự động hóa các khâu triển khai một dự án và có hệ thống tiếp nhận phản hồi nhanh chóng, phục vụ cho kỹ thuật bảo trì, nâng cấp và bảo mật. Đồng thời khiến nhóm kỹ sư lập trình có cơ hội tiếp cận môi trường vận hành, cho họ cái nhìn sâu sắc hơn về hạ tầng và từ đó đưa tất cả mọi người vào chu trình quản lý vòng đời phần mềm một cách đầy đủ nhất.
2. Công việc của DevOps là gì?
DevOps không chỉ là một phương pháp, đó là một nét văn hóa làm việc và có muôn hình vạn dạng tùy vào môi trường khác nhau tại mỗi công ty. Tuy nhiên vẫn có một số nét đặc thù mà ta có thể rút ra như liệt kê dưới đây, vậy công việc của DevOps là gì?
2.1. Phối hợp
Quá trình phát triển một phần mềm theo phương pháp truyền thống sẽ thường bao gồm hình ảnh hai bộ phận vận hành kỹ thuật và lập trình viên tương tác với nhau theo hình thức hỏi-đáp về thủ tục. Nhưng trong khuôn khổ DevOps, họ sẽ cùng nhau nỗ lực vì mục đích chung mà không có rào cản chuyên môn nào. DevOps chính là chất xúc tác cho giao tiếp.
2.2. Tự động hóa
Mục đích sau cùng của DevOps là để những dự án phần mềm được triển khai với tốc độ nhanh chóng nhất. Điều này nằm ở chất lượng của các loại công cụ áp dụng trong khâu vận hành sản phẩm và hạ tầng thông tin.
2.3. Đồng bộ liên tục
Điều này ám chỉ đến việc kết hợp tất cả những đoạn mã của nhiều đơn vị lập trình để tạo thành một mạch liên kết thông tin chính. Cách làm giúp đồng bộ hóa những bản sao phần mềm cho mọi kỹ sư, đảm bảo rằng họ luôn làm việc khăng khít với nhau và không có sự nhầm lẫn trong giao tiếp nào.
2.4. Thử nghiệm liên tục
Những sai sót trong phát triển phần mềm đều phải trả giá đắt đỏ, chưa kể đến sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới trải nghiệm của khách hàng. Việc thử nghiệm liên tục sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm và khiến cho công đoạn triển khai cho người dùng diễn ra suôn sẻ, hạn chế những phát sinh không đáng có.
Trong chu trình DevOps, thử nghiệm phần mềm không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay bộ phận, đó là bổn phận của tất cả mọi người. Nhóm kỹ sư lập trình đầu tiên sẽ đánh giá chất lượng code và đưa ra thông số tham khảo, kế đó, ban kiểm duyệt chất lượng sẽ tiến hành triển khai các trường hợp thử nghiệm cụ thể.
Để không làm tiến độ dự án bị chậm lại, quá trình kiểm tra phần mềm cũng phải được tự động hóa nhiều nhất có thể, theo đúng tôn chỉ DevOps. .
2.5. Triển khai liên tục
Triển khai liên tục đồng nghĩa với việc những đoạn code để thay thế khi cần thiết sẽ luôn sẵn sàng được tung ra và thử nghiệm nhanh chóng trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất. Các nhóm DevOps đều có quy trình chuẩn bị những đợt cập nhật liên tục sau ngày phát hành như một cách cam kết cho sự ổn định của sản phẩm. Tần suất cho những lần cập nhật của họ sẽ linh động theo mục tiêu, ưu tiên và tính cấp bách của tình huống. Đó có thể là nhiều lần cập nhật tính theo ngày hoặc chỉ đơn giản là một lần/tháng hoặc theo quý.
2.6. Theo dõi liên tục
Bởi tốc độ làm việc theo chuẩn DevOps diễn ra rất nhanh chóng ở bất kỳ giai đoạn nào, đội ngũ thực hiện phải có sẵn giải pháp theo dõi, bảo trì liên quan để luôn có thể phản ứng trước mọi tình huống và đáp ứng nhu cầu khách hàng của họ.
Theo dõi liên tục là cách đơn giản nhất để đội ngũ DevOps giám sát được chất lượng phần mềm và biết khi nào họ cần cải thiện tối ưu hóa. Đồng thời những vấn đề lẩn khuất sẽ sớm được phát hiện và sửa chữa hơn.
3. Tại sao nên chọn DevOps để phát triển phần mềm
Trong chu trình DevOps, thử nghiệm phần mềm không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay bộ phận, đó là bổn phận của tất cả mọi người.
Mỗi doanh nghiệp sử dụng DevOps cho công việc của họ thường có nguồn lực về công nghệ thông tin nằm tại một trung tâm dữ liệu, ở một nền tảng lưu trữ đám mây riêng hoặc là phân phối qua môi trường kết hợp (hybrid). Song DevOps không có quy định cụ thể nào về sự phân bố nhân lực, vật lực và phân cấp quản lý, mọi điều kiện vận hành dự án đều có thể rất khác nhau tùy theo nơi, và trách nhiệm của người làm DevOps là phải linh hoạt và biết điều chỉnh đầu việc sao cho hợp lý với môi trường của họ .
Việc trau dồi những kỹ năng cần thiết cho DevOps chủ yếu xuất phát từ mưu cầu nâng cao tay nghề trong giới công nghệ thông tin. Đa phần nhóm cộng đồng này đều đã tham gia làm nghề ở nhiều tổ chức và họ rất tích cực đóng góp kinh nghiệm của mình thông qua những sự kiện gặp gỡ hoặc diễn đàn trực tuyến. Tỉ lệ thuận với sự nhiệt huyết chuyên môn đó là các lợi ích rõ thấy cho chất lượng dự án, ví dụ như:
- Tốc độ triển khai phần mềm nhanh kèm theo quy trình thử nghiệm, vận hành tự động.
- Tăng hiệu quả trong khâu phát triển và vận hành thông qua sự đồng bộ hóa hạ tầng.
- Cập nhật thường xuyên kèm theo hệ thống tiếp nhận ý kiến người dùng tiện lợi, phục vụ cho việc nâng cao trải nghiệm khách hàng.
4. Lời kết
DevOps là một triết lý làm việc hiệu quả mà khi nhận được sự ủng hộ từ ban quản trị, đơn vị đầu tư, có thể chuyển biến cả một chuỗi cung ứng phần mềm. Những người tham gia sẽ cùng phấn đấu vì lợi ích chung của dự án và nâng cao kỹ năng của mình thông qua những quy trình chuẩn hóa từ gia công cho đến vận hành, bảo trì.
Ứng dụng của DevOps là gì mà mang lại một môi trường làm việc chuyên nghiệp và truyền cảm hứng, bởi mỗi người đều là một mắt xích quan trọng và giao tiếp minh bạch phải thường xuyên được thiết lập giữa các bên. Cách làm này cải thiện chất lượng dự án cũng như thu về những phản hồi người dùng kịp thời để không ngừng sản sinh ra những cơ hội tiềm tàng cho doanh nghiệp. Theo xu thế phát triển của kinh tế – công nghệ, DevOps thực sự là một lựa chọn đáng để chúng ta cân nhắc.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Savvycom is right where you need. Contact us now for further consultation:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]
6 Chiến Lược Kiếm Tiền Từ App Phổ Biến?
Khi phát hành một app, một doanh nghiệp có thể chọn chiến lược kiếm tiền phù hợp từ 6 cách tiếp cận sau:
- Quảng cáo: quảng cáo biểu ngữ, quảng cáo xen kẽ, quảng cáo gốc, quảng cáo liên kết.
- Mua hàng trong app
- Freemium
- Trả tiền cho mỗi lần tải xuống (hoặc Ứng dụng phải trả phí)
- Đăng ký
- Tài trợ
Khi Nào Thì Nên Áp Dụng Chiến Lược Mua Hàng Trong App?
Mua hàng trong ứng dụng là một mô hình kiếm tiền phổ biến và nó sẽ hoạt động tốt nhất khi:
- Đó là game trên thiết bị di động, app hẹn hò, app nhắn tin hoặc app mua sắm. Tóm lại, mô hình này có thể sử dụng với các app có một lượng lớn khán giả, thông tin liên lạc và giải trí.
- Người dùng nhận thấy việc mua các mặt hàng trong app có giá trị đối với họ. Ví dụ, có thể là khi người dùng muốn mua thêm mạng vì họ hết mạng trong một trò chơi.
Lợi Ích Của Chiến Lược Freemium?
Freemium là một chiến lược kiếm từ từ app rất phổ biến. Và nó được các doanh nghiệp sử dụng vì những lợi ích sau:
- Khả năng mở rộng - Freemium cho phép một sản phẩm mới dễ dàng mở rộng quy mô và thu hút nhiều người dùng hơn mà không phải chịu thêm chi phí bán hàng và tiếp thị.
- Thử nghiệm sản phẩm - Với freemium, người dùng app sẽ có đủ thời gian để thử nghiệm sản phẩm trước khi quyết định có trả tiền để sử dụng thêm hay không.
- Nhiều cách để kiếm doanh thu - Các chiến lược kiếm tiền khác, chẳng hạn như quảng cáo, có thể được sử dụng cùng các tính năng cao cấp. Nó sẽ lôi kéo người dùng mua phiên bản cao cấp.