Top Những Hình Thức Kiếm Tiền Của App Miễn Phí
Ngày nay, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận nhiều loại app miễn phí, song thực chất những người viết ứng dụng đã cài cách kiếm tiền theo hình thức khác trên app. Bài viết sẽ giải thích về mô hình thu lời này thông qua một vài sản phẩm nổi bật, cũng như cách lựa chọn công cụ, chiến lược thích hợp cho người kinh doanh trên app.
Nhìn chung, các ứng dụng miễn phí thường kiếm tiền theo 8 cách sau:
- Quảng cáo
- Referral marketing (tiếp thị giới thiệu – Amazon)
- In-App Purchase và mô hình Freemium (PokemonGO)
- Phí thuê bao (Wall Street Journal)
- Phí tài trợ (Weather Channel)
- Quyên góp (Hello Earth)
- Email marketing (NY Times)
- Buôn bán sản phẩm và thương mại điện tử (Angry Birds)
Việc phát triển app miễn phí cũng là một trong những nước đi khôn ngoan cho doanh nghiệp.
1. Thị trường app freemium và trả phí
Chiếc điện thoại là một công cụ quan trọng trong đời sống, với nó người dùng có thể làm nhiều việc bất kể khoảng cách hay vị trí nào, ví dụ như gọi pizza hay tìm đường trong một thành phố họ mới đến. Nhiều tác vụ để thực hiện đồng nghĩa với yêu cầu cao trong thị trường app vốn đã rất cạnh tranh.
Đến năm 2018, đã có 3.8 triệu app trên Google Play và 2 triệu ở App Store. Theo thống kê doanh thu từ Statista, thị trường này vẫn tiếp tục mở rộng trên toàn cầu và đã thu về khoảng 581.9 tỷ đô la Mỹ trong năm 2020. Hầu hết những app thuộc top đầu đều miễn phí sử dụng.
Cũng theo thống kê, 5 đến 10% lượng người dùng sẵn sàng trả phí cho ứng dụng, nhưng chỉ cho sản phẩm chất lượng cao và chạy mượt mà. Vì vậy mà lượng tải xuống và lợi nhuận (chiếm 98% doanh số) đều đến từ phân khúc miễn phí. Phần lớn người dùng cũng tương tác với những hoạt động in-app purchase nhiều hơn việc trả trước để dùng app, theo một nghiên cứu từ Gartner, Inc.
Có thể thấy rằng, việc phát triển app miễn phí cũng là một trong những nước đi khôn ngoan cho doanh nghiệp. Tiếp theo, bài viết sẽ đề cập đến cách áp dụng từng chiến lược kiếm tiền hiệu quả trên các app này.
2. Những cách kiếm tiền từ app miễn phí
Google Play và Apple App Store đều không thu phí từ số lượt tải app cho dù đây là thao tác được làm hàng triệu lần. Thay vào đó, những cửa hàng này sẽ lấy khoảng 30% thu nhập từ việc người dùng mua sắm trong chính ứng dụng của họ. Vì vậy, để thu lợi nhuận từ app miễn phí, chúng ta cần thiết lập một dòng tiền dựa trên các hình thức đang được ưa chuộng.
2.1. Quảng cáo (advertisements)
Quảng cáo, hay còn được biết đến là Ad, vẫn đang là cách kiếm tiền dễ dàng và hiệu quả nhất trên app. Có khoảng 7/10 ứng dụng gắn kèm quảng cáo kiếm tiền với mỗi lượt hiển thị, lượt click hoặc tải xuống. 5 loại quảng cáo thường thấy nhất là:
a/ Banner Ad
Loại quảng cáo theo khung (banner) này hay được đặt ở góc trên hoặc dưới cùng màn hình, không chiếm nhiều diện tích và vẫn đảm bảo tiện nghi của người dùng. Tuy nhiên banner ad có ít lượng tương tác và phải dựa vào thương hiệu của nhãn hàng.
VD: Flappy Bird đã dùng phương pháp này để thu về khoảng 50,000 đô/ngày khi đứng vị trí cao trên bảng xếp hạng ứng dụng.
b/ Video Ad
Với hình thức này, một video dài khoảng 10-30 giây sẽ được cài trong app và bật tự động khi đến những điểm dừng tương tác nhất định. Bên cạnh đó, video ad cũng có thể tặng cho người xem một số vật phẩm hoặc điểm khi xem hết đoạn clip.
VD: Quảng cáo trình sửa ảnh VSCO được phát trên Instagram trong 15 giây, sử dụng những hiệu ứng bắt mắt để thu hút nhiều người dùng.
c/ Native Ad (quảng cáo tự nhiên)
Đây là loại quảng cáo tích hợp sẵn trong ứng dụng, thường là những nội dung được tài trợ hoặc nhằm mục đích quảng bá cho một nhãn hàng cụ thể. Do vậy mà các app liên quan hay bị đánh giá là gây khó chịu cho người dùng, thay vào đó hay được làm công cụ thu lợi nhuận giữa các nhà phân phối app.
VD: Airbnb đã hợp tác với phòng quảng cáo của New York Times – T Brand Studio để tung ra chiến dịch quảng bá Đảo Ellis, một nơi đóng vai trò quan trọng với lịch sử dân nhập cư ở nước Mỹ. ĐIều này trùng khớp với tiêu chí tôn trọng và hiếu khách du lịch của Airbnb.
d/ Interstitial Ad (quảng cáo xen kẽ)
Như tên gọi, những quảng cáo này sẽ xuất hiện theo dạng pop-up toàn màn hình, xen kẽ các thời điểm khi có người sử dụng app, điển hình như lúc bật và tắt. Sẽ có hai lựa chọn được đưa ra là tắt quảng cáo hoặc tương tác với nó.
VD: Quảng cáo của hãng hàng không Emirates Airlines đã thu về hơn 5,000 lượt click đến website và 170,000 lượt xem trọn video. Nội dung họ chọn là điểm đến New York – Dubai dưới dạng trình chiếu ad toàn màn hình khi hành khách ở sân bay New York kết nối vào hệ thống WiFi.
e/ Incentivized Ad (quảng cáo có thưởng)
Tâm lý chung của mọi người là thích phần thưởng, quảng cáo thì không. Vì vậy mà các nhà phát triển đã thêm vào những hệ thống thưởng cho mỗi lượt tương tác như khảo sát, chia sẻ nội dung để khuyến khích người dùng tham gia nhiều loại hoạt động. Hình thức thưởng có thể dưới dạng tiền tệ trong app hoặc phần quà tài trợ.
VD: RunKeeper, ứng dụng dùng để theo dõi các hoạt động cá nhân là một trong những app đầu tiên sử dụng loại quảng cáo này. Người dùng sẽ nhận các phần thưởng và mở khóa thêm các tính năng mà không cảm thấy bị gián đoạn trong quá trình sử dụng.
Bất lợi khi quảng cáo trên app: Quảng cáo trên app là một hình thức kiếm tiền rất phổ biến, nhưng đồng thời nó cũng gây nhiều phiền toái cho người sử dụng dịch vụ và chỉ có chưa đến 20% lượng click vào những nội dung này. Những đơn vị có thể kiếm tiền hiệu quả bằng cách này chủ yếu là những doanh nghiệp nhiều khách hàng chứ không phải các công ty khởi nghiệp.
Amazon cho người dùng lựa chọn quảng cáo hiển thị theo sản phẩm ưa thích của họ và nhận lại một khoản chiết khấu với mỗi giao dịch được định hướng qua cách này
2.2. Referral Marketing (tiếp thị giới thiệu)
Referral marketing có một số điểm tương đồng với dịch vụ quảng cáo được đề cập ở trên. Nội dung về một công ty cụ thể sẽ được để trên ứng dụng và đơn vị làm app sẽ nhận thưởng với mỗi thao tác liên quan từ người dùng như cài đặt, đăng ký, bấm vào, số lần hiển thị. Con số thưởng cụ thể được dựa trên định giá cost-per-action (CPA) hoặc chiết khấu doanh thu.
Có những cách quảng cáo theo dạng referral là:
- Quảng cáo một ứng dụng khác
- Quảng cáo trên app
- Quảng cáo sản phẩm/vụ ở cửa hàng trong app
VD: Amazon cho người dùng lựa chọn quảng cáo hiển thị theo sản phẩm ưa thích của họ và nhận lại một khoản chiết khấu với mỗi giao dịch được định hướng qua cách này.
2.3. In-App Purchase và mô hình Freemium
Mua sắm trên ứng dụng, hay in-app purchase là một cách kiếm tiền phổ biến với những loại app cung cấp dịch vụ, các giao dịch này do app store quản lý và chủ sở hữu sẽ thu lợi nhuận từ đây. Có 3 loại sản phẩm giao dịch thường thấy là:
- Vật phẩm: những món đồ dùng một lần trong trò chơi điện tử như tiền tệ, điểm nhân vật
- Tính năng: tắt quảng cáo, nâng cấp dịch vụ
- Thuê bao: mở thêm nội dung cho gói sản phẩm, tính theo đơn vị tháng hoặc thường niên
VD: Trò chơi Clash of Clans thu về 1 triệu đô la mỗi ngày qua các giao dịch, Pokemon Go có doanh thu 1.5 triệu đô/ngày. Tổng số tiền thu về trong năm 2017 là 1 tỷ đô đã khiến Pokemon Go trở thành trò chơi thành công nhất lúc bấy giờ
Bất lợi của in-app purchase: Phương pháp này chỉ có lợi cho những app đông người dùng và có hệ thống thanh toán phức tạp cần được chăm chút, mức chiết khấu cho cửa hàng ứng dụng cũng rất cao ở khoảng 30%, chưa kể người dùng có thể sẽ chỉ dùng những tính năng miễn phí của sản phẩm.
2.4. Thuê bao (Subcription)
Phí thuê bao có thể thiết lập theo gói tuần, tháng hoặc năm cho từng loại dịch vụ trên app. Hình thức phổ biến thường là dịch vụ lưu trữ đám mây, cung cấp nội dung trực tuyến như phim ảnh, âm nhạc (Spotify, Google Music). Người dùng sẽ truy cập vào các gói nội dung mà thuê bao đã quy ước sau khi trả phí.
VD: Ứng dụng của Wall Street Journal và New York Times với 1 triệu người dùng.
Bất lợi của gói thuê bao: Trong thị trường cạnh tranh, những nhà cung cấp dịch vụ phải không ngừng đổi mới nguyên liệu, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng của mình. Điều này sẽ đòi hỏi sự tư duy liên tục từ những bên liên quan.
2.5. Tiền tài trợ
Tài trợ là cách kiếm tiền phù hợp từ những app có sẵn lượng người dùng lớn và nhắm đến một thị trường cụ thể. Nhà tài trợ có thể để quảng cáo của hãng trên ứng dụng và thiết kế app theo phong cách tương đồng với nhãn hiệu.
VD: Weather Channel hợp tác cùng Home Depot, một cái tên lớn trong ngành xây dựng và gia dụng đặt quảng cáo trên ứng dụng của mình.
Bất lợi của mô hình tài trợ: Tìm ra nhà tài trợ không phải là một việc dễ dàng, ngay cả với định hướng thị trường đúng đắn cùng với một app chất lượng.
2.6. Quyên góp
Một cách làm khá mới trong mô hình kinh doanh trên ứng dụng. Các nhà phát triển có thể kêu gọi cộng đồng quyên góp vào quá trình xây dựng một app trên những nền tảng như: Kickstarter, Indiegogo, CrowdFunder và AppsFunder.
VD: Những app thường được kêu gọi quyên góp là những phân loại không thuộc nhóm game, cộng đồng có thể đóng góp tận hàng trăm ý tưởng cho app cùng khoản tiền không nhỏ từ 10-100 ngàn đô la Mỹ. Có một vài trường hợp đặc biệt như trò chơi Hello Earth đã được hỗ trợ 148,000 đô để hoàn thành.
Bất lợi khi kêu gọi quyên góp: Những nhà phát triển app phải thuyết phục được cộng đồng về giá trị sản phẩm, mức độ đáng đầu tư vào họ trước khi mọi người sẵn sàng chấp nhận rủi ro và cung cấp tiền cho dự án.
Các nhà phát triển có thể kêu gọi cộng đồng quyên góp vào quá trình xây dựng một app trên những nền tảng như: Kickstarter, Indiegogo, CrowdFunder và AppsFunder.
2.7. Email Marketing
Email marketing has always been a profitable strategy in any industry, which is a good practice for restaurant app development.
Marketing qua email đã được các doanh nghiệp ứng dụng từ lâu để thu hút khách hàng cho nhiều họ, đặc biệt là trong ngành ẩm thực/nhà hàng. Hiện nay nhiều app dịch vụ có tích hợp nhiều công cụ thu thập dữ liệu hoặc hình thức đăng ký thành viên để khách hàng cung cấp email của mình. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, tri ân nhằm thúc đẩy việc kinh doanh.
Trong quá trình lấy email khách hàng, các đơn vị cũng cần đặc biệt chú ý đến sự minh bạch trong việc xử lý dữ liệu cá nhân, đặc biệt là khi tập khách hàng ở Châu Âu, hãy đảm bảo tuân theo quy định chung GDPR.
VD: Tờ New York Times, The New Yorker và Washington Post phân phối các mẩu tin chất lượng cho độc giả qua email, và chỉ cung cấp phần nội dung hoàn chỉnh sau khi người đọc trả phí.
Bất lợi của việc marketing qua email: Marketing qua email đã trở nên ít hiệu quả hơn đặc biệt là với các đơn vị đang khởi nghiệp, chỉ có những tên tuổi lớn với số đông người truy cập là giữ được ưu thế bằng phương pháp này.
2.8. Buôn bán sản phẩm và thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ với việc ngày càng có nhiều người tham gia vào hình thức mua sắm trên mạng, với sự trợ giúp của các app di động miễn phí. Amazon là một ví dụ trong việc nắm bắt thị trường này, công ty cung cấp dịch vụ Merch, cho phép các chủ app bán những sản phẩm của thương hiệu mình ngay trên ứng dụng. Tất cả công đoạn thanh toán, buôn bán, giao hàng đều do Amazon quản lý với lợi nhuận được chia cho cả đôi bên.
Angry Birds cũng rất thành công trong việc bán những sản phẩm thú nhồi bông liên quan đến nhân vật trong game, thu về 1 triệu đô la mỗi tháng và đó chưa kể đến áo phông, đề can và ba lô.
Bất lợi của việc buôn bán sản phẩm qua app: Sản phẩm dựa trên app chỉ thực sự thu hút khi có đông người yêu mến. Đôi khi doanh nghiệp sẽ có doanh thu ổn định hơn khi tạo ra những app mua sắm với đủ loại sản phẩm riêng biệt, để có thể đáp ứng mọi khách hàng.
3. App miễn phí kiếm được bao nhiêu tiền?
Theo thống kê gần đây, xấp xỉ 25% nhà phát triển iOS và 16% người làm Android kiếm được 5,000 đô mỗi tháng nhờ những app miễn phí. Đây có thể coi là một định mức trong ngành công nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa chỉ có 20% số ứng dụng trên thị trường có thể đem về lợi nhuận tương xứng.
Phần lớn số app kể trên sử dụng hình thức mua sắm trên ứng dụng và các loại quảng cáo để kiếm tiền. Tùy vào chiến lược của doanh nghiệp mà định giá sẽ khác nhau, ví dụ như với mỗi lượt xem quảng cáo sẽ có mức giá sau:
- Banner ad: 0.10$
- Interstitial ad: 1-3$
- Video ad: 5-10$
Các app cũng có thể giấu những quảng cáo không mong muốn bằng cách khiến người dùng trả thêm tiền. Còn trên app chơi game nói riêng, các giao dịch trị giá 1 đến 5 đô có thể được quy đổi ra những loại xu, phụ kiện trang trí để tăng tính nhận diện thành viên và sự cạnh tranh giữa họ. Điều này có tác dụng đẩy doanh thu vô cùng hiệu quả. Với những ứng dụng hẹn hò như Tinder, nay đã có tính năng premium cho phép người dùng quẹt chế độ thích vô hạn lần, bên cạnh đó là chương trình ưu đãi theo mùa, biểu tượng trang trí, v.v..
Về phân loại app, các app game miễn phí đang đạt nhiều lợi nhuận nhất, theo App Annie, những trò chơi như Fortnite và Pokemon Go trên cả hai nền tảng iOS và Android đã đứng top đầu trong bảng xếp hạng tháng 8/2018. Android app kiếm nhiều tiền nhất trên Android cùng năm đó là Pokemon Go và Candy Crush, với lợi nhuận lần lượt là 71.03 triệu đô và 41.6 triệu đô.
Tuy nhiên game không phải mảng độc quyền duy nhất trên thị trường này, Netflix đã thu về 560 triệu đô trong năm 2017, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó. Theo SensorTower, dưới dây là những app có áp dụng gói thuê bao kiếm lời thành công nhất trong Q1/2017:
- Netflix
- Pandora
- HBO NOW
- Tinder
- Spotify
- YouTube
- Hulu
- live.me
- Match
- Google Drive
4. Làm thế nào để kiếm tiền trên app di động
Tư duy kiếm tiền giữa những người làm app và người dùng app có sự khác nhau nhất định. Vì vậy, nhà phát triển app cần đánh giá chiến lược kinh doanh từ nhiều góc độ khác nhau, đồng thời phối hợp nhiều phương pháp thay vì chỉ tập trung vào giao dịch và quảng cáo đơn thuần. Chú trọng vào trải nghiệm người dùng cũng là một thế mạnh cho bài toán này.
Trong một thị trường bão hòa như ngày nay, để kiếm tiền triệt để từ app miễn phí, người kinh doanh cần biết khéo léo thay đổi hành vi của khách hàng. Sau khi đạt được thỏa thuận mua lại từ Facebook vào năm 2014, WhatsApp giờ đang trị giá 19 tỷ đô la. Mark Zuckerberg đã nhận thấy mức độ ưa chuộng của người dùng với ứng dụng này.
WhatsApp từng kiếm tiền bằng cách thu 1 đô cho mỗi lượt tải trên iOS, sau đó chuyển sang 1 đô mỗi năm cho từng thiết bị thay vì đếm đầu người. Tuy vậy ứng dụng vẫn có 450 triệu người sử dụng trên toàn cầu. Khi doanh nghiệp đã đạt được sự chủ động cao, việc quyết định những mô hình kinh doanh tiềm năng sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Snapchat, một ứng dụng tỷ đô nổi tiếng với tính năng xóa tin nhắn tự động sau một thời gian có cách kiếm tiền thông qua những quảng cáo và tài trợ. Vì sự cạnh tranh gắt gao mà Snap Inc đã suy giảm lợi nhuận vào Q4/2017, tuy nhiên công ty dự kiến vẫn sẽ thu thêm 2 tỷ đô la nhờ vào việc gia tăng 221 triệu người dùng trong năm 2018.
Để tổng kết lại, doanh thu từ app miễn phí nằm ở sự sáng tạo và đổi mới. Mỗi ví dụ về sự thành công trên thị trường này đều cho thấy những tư duy kinh doanh phá cách và việc đề cao trải nghiệm người dùng.
5. 04 bước lựa chọn hình thức kiếm tiền cho app
- Nghiên cứu thị trường của sản phẩm cạnh tranh
- Xác định đối tượng khách hàng
- Lên một ý tưởng sáng tạo cho app
- Xác định chiến lược phù hợp
Tiền đề cho một sản phẩm app thành công là sự đầu tư ý tưởng độc đáo, thân thiện với người sử dụng và có những nghiên cứu thị trường chuyên sâu. Hiểu nhu cầu khách hàng giúp cho doanh nghiệp chọn ra phương pháp kiếm tiền phù hợp nhất, bên cạnh những yếu tố thu hút như:
- Một cái tên dễ nhớ
- Mô tả sản phẩm ngắn gọn, súc tích
- Minh họa, hướng dẫn bắt mắt
6. Các xu hướng dẫn đầu trong việc kinh doanh từ app
- Đặt quảng cáo vẫn là một phương pháp hiệu quả, nhưng hãy hiểu ưu tiên
Trải nghiệm người dùng đang là ưu tiên hàng đầu trên thị trường app. Hãy chọn đúng loại quảng cáo và đúng thời điểm cho những khách hàng phù hợp. Tránh việc lạm dụng và luôn đảm bảo nhãn hiệu được quảng cáo mang thông điệp tích cực, trùng với mục đích mà ứng dụng đem lại.
- Mô hình Freemium đang dần được ưa chuộng hơn
Đa phần người dùng đang sử dụng app miễn phí nên các gói dịch vụ freemium cũng là lựa chọn phù hợp. Nó mang đến cơ hội nâng cấp trải nghiệm và dần điều chỉnh thói quen dùng thuê bao theo cách có lợi cho doanh thu của các công ty.
- Giao dịch trên ứng dụng (in-app purchase) đang phát triển
Một lần nữa trải nghiệm người dùng lại được đưa lên hàng đầu thông qua việc chọn các sản phẩm thích hợp với nhu cầu của họ. Ngày càng có nhiều người sẵn sàng trả tiền để cảm thấy xứng đáng với thời gian và công sức họ dành trên app. Các gói thuê bao cũng áp dụng quy luật tương tự trên.
- Cách đặt native ad
Công nghệ tự học hỏi như machine learning và nhận biết ngữ cảnh đang ngày một phát triển, điều đó có nghĩa là sự bố trí các mẩu quảng cáo sẽ dần trở nên tự nhiên và dễ chịu hơn với trải nghiệm người dùng.
- Kiếm tiền từ app tại những thị trường đang phát triển
Những phương pháp kể trên đều có thể áp dụng tại những thị trường đã phát triển, nơi có nhiều người tiếp cận với smartphone và có sức mua cao. Tuy nhiên cũng nhiều người dùng đang tập trung ở những quốc gia đang phát triển và có khả năng tiêu dùng ít hơn. Các doanh nghiệp nên cân nhắc mô hình kinh doanh dựa trên sức người. Ví dụ như DuoLingo, họ thu về lợi nhuận bằng cách bán dịch vụ phiên dịch cho CNN hay Buzzfeed, với các bài báo được dùng làm tài liệu dịch cho sinh viên, còn thành phẩm sẽ được chuyển ngược về nguồn đưa tin.
Lời kết
Sự hài lòng của khách hàng đi đôi với lợi nhuận cao. Trong thời buổi các dịch vụ trực tuyến rất phát triển và dễ dàng tích hợp trong các ứng dụng điện thoại. Nhiệm vụ của đơn vị phát triển và kinh doanh trên app là nắm bắt nhanh nhẹn nhu cầu người dùng để vạch ra mô hình kiếm tiền hiệu quả nhất.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]