JavaScript Có Phù Hợp Với Lập Trình Full Stack Không?
Công nghệ ngày nay hướng đến mục tiêu đơn giản hóa quy trình sáng tạo, ví dụ như việc ngôn ngữ lập trình JavaScript đang được ứng dụng rộng rãi nhờ tính chất dễ nắm bắt của nó, giúp cho những kỹ sư phần mềm làm ra sản phẩm của họ chỉ với một công cụ tiện lợi duy nhất.
Ban đầu được ứng dụng trong mảng lập trình frontend, nay JavaScript có thể được dùng cả ở phía quản lý server, từ đó nâng giá trị thực tiễn cho ngôn ngữ này lên khuôn khổ Full Stack – lập trình ứng dụng, trang web từ đầu tới cuối, bao quát mảng frontend cũng như backend chỉ với một loại công nghệ. Qua câu chuyện đó, bài viết sẽ giúp độc giả có cái nhìn rõ nét nhất khi đặt câu hỏi liên quan đến sử dụng JavaScript cho cả một dự án, hay thuê kỹ sư JavaScript về làm Full Stack, đây có phải một công cụ lý tưởng không, v.v..
1. Tại Sao JavaScript Đang Ngày Càng Được Ưa Chuộng
Theo quá trình phát triển của những loại công nghệ quản lý web, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của nhiều ngôn ngữ mới như PHP, ASP, JSP, .NET, Ruby và Python. Giới lập trình cũng nhận thấy rằng việc sử dụng hai ngôn ngữ khác nhau ở đầu và cuối hệ thống có thể phức tạp hóa nhiều điều, đó là lý do đồng bộ hóa Full Stack đang trở thành ưu tiên cho nhiều công ty trên thế giới.
Lập Trình Frontend là gì |
Hạ tầng của trang web xoay quanh giao diện nhìn thấy từ phía người dùng được gọi là frontend, trong đó bao gồm những đoạn mã được chuyển hóa thành giao diện, hình ảnh kèm những dữ liệu hiển thị theo định dạng dễ nhìn. Mọi thứ chúng ta thấy trên Google Apps, Canva hay Facebook đều là thành quả kết hợp của lập trình frontend và backend. |
Lập Trình Backend Là Gì | Ngôn ngữ backend được dùng để thiết kế những hạ tầng đứng sau các tính năng của một trang web. Đó là những mã liên kết tới dữ liệu web, kết nối thông tin người dùng và chạy chức năng cần thiết. Thành phần không thể thiếu khi kết hợp với frontend. |
2. Tổng Quan Về Lập Trình Full Stack Với JavaScript
Từ hai định nghĩa trên, ta thấy được khái niệm “Full Stack JavaScript” là khi mọi thành phần của một ứng dụng web được viết hoàn toàn bằng JavaScript, cả phía frontend và backend. Vậy vai trò của một kỹ sư full stack sẽ như thế nào khi đảm nhiệm công việc này? Và họ cần được trang bị với kỹ năng ra sao?
Kỹ sư full stack là người có thể làm việc với cả hạ tầng frontend và backend, nắm rõ những công nghệ liên quan tới đầu-cuối của một phần mềm hoặc website cũng như vận hành hệ thống hiệu quả trong quá trình phát triển, bảo trì.
Bên cạnh thành thạo những ngôn ngữ cần thiết như HTML hoặc CSS, người kỹ sư cũng cần biết cách:
- Lập trình ứng dụng web (bằng ngôn ngữ như JavaScript, jQuery, Angular, or Vue)
- Lập trình server (sử dụng Node.js)
- Lập trình cơ sở dữ liệu (sử dụng MongoDB)
3. Những kỹ năng cần thiết nhất với một kỹ sư full stack
1. HTML/CSS | Họ cần biết sử dụng HTML để xây dựng hạ tầng website, và để những thành phần HTML được hiển thị rõ ràng, kiến thức về CSS cũng cần được nắm chắc. Đây là hai yếu tố tiên quyết với bất kỳ ai làm trong lĩnh vực full stack và muốn tạo ra những giao diện, thiết kế tốt nhất. |
2. JavaScript | Kỹ sư full stack cũng cần thông thạo JavaScript và những framework phụ trợ như React và Angular. Kèm theo đó là những tính năng đi kèm rất thuận lợi cho công việc mà mọi người nên nắm rõ. |
3. Git và GitHub | Các câu lệnh Git là công cụ căn bản và hữu ích trong quá trình giao tiếp với những kỹ sư/lập trình viên trong cùng một dự án full stack. |
4. Node.js | Kỹ sư full stack phải là người hiểu rất rõ về hạ tầng web cũng như viết mã, sắp xếp các tập tin, dữ liệu, xử lý tác vụ bởi đó là yêu cầu trong quá trình làm ra những phần mềm phức tạp. |
5. HTTP và REST | Đây là hai công cụ quan trọng trong lập trình full stack, và ắt theo lẽ tự nhiên, người kỹ sư cần thông thạo cả HTTP và REST |
6. Kỹ năng thiết kế căn bản | Điều này nhằm giúp ích trong quá trình thiết kế UI và UX, xây dựng bản thử và thử nghiệm độ tương thích. |
7. Kỹ năng mềm | Kiên nhẫn, sáng tạo, biết quản lý thời gian, cầu thị, chú ý đến tiểu tiết, biết nhìn nhận tổng thể. Đó đều là những kỹ năng bổ trợ rất tốt cho công việc. |
4. Ưu điểm của lập trình full stack với JavaScript
1. Hiệu quả và năng suất hơn | Khi lập trình chỉ với một ngôn ngữ như JavaScript, bất kỳ ai trong nhóm phát triển cũng có thể dễ dàng liên lạc với nhau và thường xuyên cập nhập tiến độ công việc hiệu quả. |
2. Chất lượng tốt | Kỹ sư làm full stack với JavaScript có thể sử dụng Node.js để tạo ra những ứng dụng đồng bộ, mang khả năng xử lý nhiều tác vụ cùng một lúc, từ đó khiến trang web chạy tốt hơn, nâng cao trải nghiệm người dùng cũng như chất lượng sản phẩm. |
3. Tận dụng lại được mã | Khi hạ tầng frontend và backend đều dùng chung JavaScript, người phát triển có thể dùng lại những đoạn mã có chung logic, tiết kiệm thời gian làm việc và tối ưu những dòng mã đã có sẵn hơn. |
4. Cơ hội làm việc với nhiều nhân tài | Thị trường hiện đang có rất nhiều kỹ sư có thâm niên trong mảng lập trình, đặc biệt là với JavaScript, đây là cơ hội tuyển dụng rất tiềm năng cho mọi doanh nghiệp đang theo đuổi các dự án full stack. |
5. Cải thiện công việc nhóm | Tinh thần đồng đội luôn được đề cao trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, đặc biệt là phát triển phần mềm. Với một nhóm có chuyên môn cả về frontend và backend, sẽ rất ít khi xảy ra sự bất đồng giữa các thành viên. |
6. Tiết kiệm thời gian và chi phí | Nhờ vào bộ kỹ năng 2-trong-1 của những kỹ sư full stack, hiển nhiên họ sẽ là lựa chọn nhân sự vô cùng lý tưởng khi xét về khả năng tiết kiệm chi phí và thời gian làm việc. |
7. Được các công ty lớn tín dụng | Google, Facebook và Netflix đều là những công ty đã ứng dụng JavaScript trong lập trình. Điều đó cho thấy một xu hướng tích cực với loại ngôn ngữ này. |
5. Nhược điểm của lập trình full stack với JavaScript
1. Không phù hợp với các thuật toán phức tạp | JavaScript không phù hợp với các thuật toán có yêu cầu cao vì khả năng xử lý không được đảm bảo và không chính xác. Đây là một trong những yếu tố đầu tiên cần tính đến trước khi dùng JavaScript. |
2. Nhiều lỗi có thể phát sinh | Lập trình full stack bằng JavaScript giúp đồng bộ hóa quy trình làm việc với nhiều loại công nghệ, đồng thời kéo theo cả các bất cập mà chúng có thể gặp phải. Mặc dù sự tiến bộ của công nghệ theo thời gian có thể sẽ giúp cải thiện điều này |
3. Hạn chế về tính năng liên quan đến quản lý server | Đây là khuyết điểm mà những kỹ sư dày dạn có thể sớm thấy được. JavaScript khi dùng cho lập trình full stack, cụ thể hơn là backend, có thể có những hạn chế mà PHP hay Java sẽ không gặp phải bao giờ. |
4. Khan hiếm nhân lực | Tìm kiếm những người có kỹ năng làm việc trên cả hai phía hạ tầng web không phải lúc nào cũng là việc đơn giản. |
6. Lập trình full stack với JavaScript phù hợp với những dự án nào
Các dự án full stack phù hợp nhất với ngôn ngữ JavaScript là:
- Các ứng dụng và dịch vụ P2P (peer-to-peer)
- Những sản phẩm IoT (Internet of Things)
- Nền tảng thương mại điện tử
- Ứng dụng tài chính công nghệ
- Ứng dụng web cho doanh nghiệp
7. Những yếu tố quan trọng đối với lập trình full stack
Để một dự án full stack được vận hành suôn sẻ, khâu quản lý, lưu trữ dữ liệu hay điều hướng, giám sát là vô cùng cần thiết để thông tin được chuẩn hóa và lưu thông giữa các thiết bị hiệu quả hơn.
1. Hạ tầng đám mây | Các ứng dụng IoT hiện nay thường cung cấp hạ tầng đám mây như Amazon AWS, Microsoft Azure để quản lý web cũng như giúp cho việc phát triển bền vững hơn |
2. Triển khai trên các hệ thống khác | Nhằm tương hỗ tốt hơn với những gì mà hệ thống IoT mang lại, hệ thống OT cũng phải liên kết chặt chẽ với phần mềm của doanh nghiệp. |
3. Quản lý cơ sở dữ liệu | Có những thiết bị sẽ liên kết với nhau thông qua hệ thống IoT. Nhưng để có phân tích chi tiết về dữ liệu, mọi thông tin sẽ cần được tổng hợp lại. Vì vậy kỹ sư lập trình phải nắm vững về một vài hệ thống dữ liệu mà có khả năng giúp ích cho dự án của mình. |
4. Bảo mật | Đối với bất kỳ hệ thống công nghệ thông tin nào, bảo mật nhiều lớp là vô cùng quan trọng trong bối cảnh ngày nay. |
5. UI và UX | Nắm bắt tâm lý của người dùng khi họ truy cập một ứng dụng hay website cần sự vận dụng kiến thức về UI và UX. Xây dựng cổng trực tuyến để theo dõi hàng triệu thiết bị là ví dụ rõ ràng về ích lợi của việc sử dụng giao diện hợp lý, giúp ích cho đội kỹ sư có vai trò giám sát mức độ hoạt động của những thiết bị trên trong một mạng lưới tự động. |
6. Hiểu biết mô hình kinh doanh và yêu cầu của khách hàng | Nắm bắt tâm lý khách hàng là yếu tố giúp sản phẩm không bị chệch hướng khỏi những kỳ vọng ban đầu, nó đảm bảo mọi khâu lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng và thử nghiệm đều diễn ra theo cách suôn sẻ nhất. |
Tổng kết
Sự phổ biến của JavaScript hiện nay là một trong những lý do mà doanh nghiệp nào cũng nên dành một chút thời gian để cất nhắc. Tùy vào yêu cầu mà dự án đặt ra, cũng như hoạch định cho việc thúc đẩy doanh thu sản phẩm mà chúng ta có thể đưa ra quyết định có hoặc không. Sau cùng, mục đích của bài viết là hướng đến sự cung cấp đầy đủ thông tin để độc giả có thể chọn ra hướng đi phù hợp nhất cho mô hình kinh doanh công nghệ của mình.
Bởi lẽ có một điều không thể phủ nhận, rằng JavaScript là một công cụ vô cùng tiềm năng chỉ chờ đúng cơ hội để nó được phát huy hết thế mạnh.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Savvycom is right where you need. Contact us now for further consultation:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]