Làm Thế Nào Để Phát Triển Một Ứng Dụng Điện Toán Đám Mây
Công nghệ ứng dụng điện toán đám mây có hai ý nghĩa: đầu tiên nó ám chỉ đến khối lượng dữ liệu do những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Amazon Web Services hay Microsoft Azure xử lý cho khách hàng của họ trên toàn cầu. Thứ hai, điện toán đám mây thể hiện chức năng như một nguồn tài nguyên trực tuyến khả dụng ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.
Điện toán đám mây hiện đang phát triển nhanh chóng đến độ nhiều ứng dụng bắt đầu sử dụng những máy chủ ảo này làm nơi triển khai hệ thống. Quả thực đây là một thị trường vô cùng tiềm năng, khi muốn bắt đầu một dự án liên quan đến đám mây, chúng ta thường sẽ có những câu hỏi như cách thức phát triển, loại công nghệ và ứng dụng phù hợp là gì. Bài viết này chính là để giải đáp các thắc mắc đó.
1. Các loại ứng dụng điện toán đám mây phổ biến
Ứng dụng điện toán đám mây là một sản phẩm phần mềm với bộ tính năng được cung cấp thông qua một hệ thống máy chủ. Việc lưu trữ thông tin, tính toán dữ liệu hoàn toàn do server từ một phía thứ ba đảm nhiệm và truyền kết quả về cho người dùng. Hạ tầng của những ứng dụng này được quản lý qua internet, cụ thể hơn là từ một giao diện web. Ví dụ tiêu biểu sẽ là Google docs hay Office 365, bởi chúng ta chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối mạng để sử dụng được các dịch vụ này.
Có nhiều loại dịch vụ ứng dụng điện toán đám mây, nhưng tiêu biểu nhất sẽ có những loại sau:
1.1. SaaS
Software as a Service (hay Phần mềm Dịch vụ) là loại phần mềm hoạt động qua trình duyệt web mà không cần tải về máy tính. Tính gọn nhẹ và dễ sử dụng là ưu điểm của sản phẩm này, bên cạnh đó là tốc độ cập nhật nhanh chóng. Tuy yêu cầu kết nối mạng ổn định nhưng đường truyền băng thông dân dụng ngày nay thường không khiến đây là một vấn đề.
1.2. IaaS
Infrastructure as a Service (Hạ tầng Dịch vụ) là loại dịch vụ cung cấp tài nguyên mạng, kho lưu trữ cho người sử dụng và được tính phí theo mức dùng. IaaS cho phép họ cơi nới hạ tầng của mình một cách linh hoạt, và khác với SaaS và PaaS ở khả năng kiểm soát tài nguyên trên mây thấp nhất trong các loại.
1.3. PaaS
Platform as a Service (Nền tảng Dịch vụ) cung cấp những giải pháp liên quan đến phát triển, quản lý hạ tầng cho ứng dụng của doanh nghiệp mà không yêu cầu họ phải can thiệp theo những quy trình thông thường. PaaS thường chỉ tính phí theo số máy, dung lượng bộ nhớ và mạng internet khách hàng sử dụng.
2. Những thử thách liên quan đến ứng dụng điện toán đám mây
- Bảo mật
Tính bảo mật là vấn đề rất được quan tâm đối với loại app này, và thật may mắn vì nó vẫn đang được nâng cấp từng ngày. Điều cần nhớ đối với doanh nghiệp là đảm bảo rằng đối tác cung cấp dịch vụ có đủ các biện pháp xác nhận, quản lý hệ thống cần thiết và chắc chắn rằng họ luôn tuân theo đúng những bộ luật về an toàn thông tin.
- Độ tin cậy
Hạ tầng ứng dụng điện toán đám mây cần đảm bảo tốc độ và tính khả dụng dịch vụ cho người dùng, vì vậy nhà cung cấp luôn phải có trách nhiệm bảo trì hệ thống của mình.
- Chất lượng
Chất lượng và tốc độ phụ thuộc vào lượng máy chủ của bên cung cấp dịch vụ ứng dụng điện toán đám mây. Nhiều đơn vị đã đặt server ở khắp nơi trên thế giới để cải thiện đường truyền.
- Mức độ tương thích
Tính tương thích là yếu tố quan trọng với giải pháp đám mây bởi nó giúp ứng dụng hoạt động hiệu quả khi có nhiều người dùng truy cập, đồng thời không yêu cầu phía quản lý phải xây dựng lại hạ tầng triệu để.
- Chi phí
Nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng giải pháp đám mây là một cách tiết kiệm chi phí cho phần cứng và phần mềm. Họ có thể dễ dàng nâng cấp hạ tầng của mình theo nhu cầu chỉ bằng việc trả các mức phí khác nhau. Tuy nhiên, mặt hạn chế của điều này là khó để xác định đúng mức ngân sách cần thiết cho dịch vụ thứ ba. Ở giai đoạn lựa chọn này cần có những phân tích, báo cáo tài chính chi tiết từ phía công ty.
- Tuân thủ nguyên tắc
Khi chuyển dịch môi trường của sản phẩm lên đám mây, hãy chắc rằng đối tác dịch vụ luôn tuân thủ những bộ luật về thông tin, dữ liệu như GDPR, kèm theo các chuẩn, chính sách mà tùy vùng có thể có thêm.
3. Làm thế nào để chọn một nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng điện toán đám mây
Bởi tính chất phức tạp của ứng dụng điện toán đám mây mà nhiều doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tìm một đơn vị outsource dự án liên quan. Có đôi điều dưới đây mà chúng ta có thể lưu ý:
- Xác định yêu cầu dự án: Như mọi khởi đầu cần thiết, hãy xác định những trọng tâm và yêu cầu mà dự án đặt ra để mọi bên có thể điều chỉnh các nguồn lực cần thiết cho sản phẩm cuối cùng.
- Tìm hiểu đối tác: Hãy tìm đến những đơn vị đã có kinh nghiệm phát triển sản phẩm có cùng hướng đi với dự án của công ty, uy tín của họ cũng có thể được để lại bởi nhiều khách hàng trước đấy trên mạng. Sau khi đã lựa chọn xong, đôi bên có thể bắt đầu trao đổi qua lại về những mong muốn đạt được để dự án có xuất phát điểm thuận lợi nhất.
- Đánh giá tài chính: Bên cạnh khả năng của nhà cung cấp dịch vụ, ta cần biết họ có khả năng tài chính ổn định cho những phát sinh có thể xảy ra không.
4. Những công nghệ phổ biến trong các ứng dụng điện toán đám mây
Dịch vụ ứng dụng điện toán đám mây không phải thành phần duy nhất cho loại ứng dụng này, nhà phát triển cũng cần nắm rõ những công nghệ cần thiết để sản phẩm của họ có thể đạt hiệu quả tốt nhất, đồng thời thu lời nhiều nhất.
4.1. React
React là thư viện JavaScript dùng cho việc viết giao diện, với ưu điểm là dễ sửa lỗi do các cấu kiện nằm riêng trong từng bộ lưu trữ. Bên cạnh đó, React hỗ trợ nhiều thành phần có thể tái sử dụng và giúp tiết kiệm thời gian phát triển sản phẩm. Thư viện này có thể dùng cho cả ứng dụng web và di động.
4.2. Ember
Cũng là một thư viện JavaScript, Ember sử dụng engine Glimmer cho tác vụ render kèm rất nhiều addons phục vụ các mục đích khác nhau. Giao diện nhập lệnh của Ember giúp nhà phát triển cải thiện năng suất rõ rệt trong quá trình làm việc.
4.3. Elixir
Elixir là một ngôn ngữ lập trình khá mới và được dùng chủ yếu cho các trang web có lưu lượng truy cập cao. Elixir có thể xử lý nhiều yêu cầu cùng một lúc và tạo ra một hệ thống mạng lớn, có khả năng hỗ trợ tốt cho hiệu năng sản phẩm. Ngay trong trường hợp có lỗi, Elixir vẫn sẽ hoạt động được nhờ thiết kế tối ưu. Một trong những framework hay được dùng với Elixir là Phoenix, mang khả năng xử lý thông tin theo thời gian thực cùng phía server với JavaScript.
4.4. Ruby on Rails
Ruby on Rails sử dụng cấu trúc và ngôn ngữ lập trình căn bản nhất cho các loại ứng dụng. Khi phát sinh lỗi, thông tin chi tiết sẽ được ghi lại và rút ngắn việc sửa lỗi rất nhiều.
4.5. Node.js
Là nền tảng phía máy chủ tốc độ cao, được xây dựng trên engine Google Chrome V8 JavaScript. Mọi giao diện API đều đồng bộ hóa với Node.js nên sẽ không xảy ra tình trạng lỗi dây chuyền trong xử lý lệnh. Khả năng tương thích của nền tảng Node.js cũng khá cao bởi luồng thực thi đơn kèm cơ chế “event looping” – thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc.
5. Cách phát triển một ứng dụng điện toán đám mây
- Thiết kế app như một tập hợp các dịch vụ
Bí quyết thành công của một ứng dụng điện toán đám mây là việc tích hợp nhiều API, hay dịch vụ để nguồn dữ liệu không bị lệ thuộc vào các thành phần một cách thụ động. Chia nhỏ ứng dụng thành nhiều phần nhỏ cũng là một cách hiệu quả khi cần áp dụng giải pháp theo từng đơn vị module.
- Phân lớp dữ liệu
Tốt nhất hãy để dữ liệu theo nhiều lớp riêng biệt khi truy cập ứng dụng, đám mây sẽ dễ xử lý thông tin hơn theo cách này. Bởi mọi thao tác đều diễn ra qua internet nên nhà phát triển cần chú ý đến độ trễ, thậm chí là sử dụng những công nghệ có thể giúp cải thiện đường truyền.
- Liên kết các cấu kiện
Một thiết kế phần mềm tốt là khi các bộ phận bên trong làm việc hiệu quả cùng nhau, chẳng hạn như khả năng trích xuất dữ liệu lớn trong một thao tác thay vì người dùng phải nhập nhiều lệnh nhỏ.
- Tính năng dự phòng
Đôi lúc dịch vụ qua mạng internet có thể bị gián đoạn, vậy nên một số thiết kế thừa cho ứng dụng điện toán đám mây có thể trở nên hữu ích khi chúng thay phiêni can thiệp vào những hoạt động bị cản trở do lỗi, sự cố kỹ thuật.
- Tính toán sức tải
Trong quá trình chiêu mộ khách hàng, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều lưu lượng truy cập nên việc tính toán khả năng chịu tải của app luôn là điều quan trọng.
Lời kết
Ứng dụng điện toán đám mây là một xu hướng công nghệ hứa hẹn trong tương lai gần, nhờ tính tiện dụng, linh hoạt của nó đối với cả khách hàng và doanh nghiệp của họ. Có những thử thách liên quan đến mức độ an toàn, sự hiệu quả hay tối ưu của dịch vụ này, vì vậy mà công ty chủ quản luôn cần chú ý khi có mong muốn outsource dự án cho những đối tác cung cấp ứng dụng điện toán đám mây hoặc đơn vị phát triển phần mềm.
Một điểm cộng nữa sẽ là uy tín của họ với nhiều khách hàng và sự tự tin trong khâu lựa chọn công nghệ phù hợp với sản phẩm.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]