Thị Trường Phần Mềm Việt Nam Theo Chia Sẻ Từ Chuyên Gia
Trong những năm qua, dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát phần nào bởi vacxin và chính sách ngăn chặn của từng quốc gia, nhưng sự tác động của nó đến kinh tế thì vẫn diễn biến rất phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi chúng ta.
Rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đang suy giảm, nguồn nhân lực bị cắt giảm nghiêm trọng, đặc biệt đến từ các ông lớn trong thị trường CNTT như Twitter, Google, Amazon, IBM, Salesforce… có thể được hiểu như những cú sốc đang tác động đến thị trường lao động.
1 – Tổng Quan Về Thị Trường Phần Mềm Việt Nam
Dù vậy thị trường phần mềm Việt Nam và quốc tế vẫn giữ vững được sự tăng trưởng, trong đó, ngành công nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm vẫn tiếp tục là ngành có tốc độ phát triển cao dẫn đầu và đặc biệt là có đóng góp quan trọng vào sự phát triển, hiện đại hóa của các ngành kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội đất nước.
Theo dự báo của MarketLine trong vòng 4 năm tới, Thị trường phần mềm Việt Nam và thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng cao với tỷ lệ trung bình 11,3% và dự kiến đạt con số 969 tỷ USD vào năm 2024. Trong đó, nhu cầu sẽ tập trung vào các giải pháp, ứng dụng liên đến quy trình doanh nghiệp, phân tích dữ liệu, bảo mật, hạ tầng công nghệ thông tin.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, để đảm bảo an toàn cho nhân viên, khách hàng và hoạt động kinh doanh liên tục, các doanh nghiệp buộc phải tăng cường triển khai các giải pháp công nghệ trong quản trị, vận hành…
Mặt khác, các tổ chức và doanh nghiệp trong Thị trường phần mềm Việt Nam sẽ tăng tốc chuyển đổi số, nhằm chuyển đổi quy trình hoạt động hiện tại để tăng cường tương tác với khách hàng, cải thiện năng suất lao động và nâng cao năng lực phục hồi của doanh nghiệp.
Và trong năm 2023 các tổ chức toàn cầu sẽ có một lộ trình triển khai chuyển đổi số toàn diện, tạo ra một cuộc cách mạng số hóa trong nhiều khía cạnh của doanh nghiệp và xã hội.
Nhìn chung, xu hướng chuyển đổi số kỳ vọng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn khi con người ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của việc số hóa sau đại dịch.
Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục ở mức cao, giới quan sát ghi nhận. Trong đó, những xu hướng công nghệ chiến lược như AI, Cloud, Big Data…sẽ xoay quanh 3 trụ cột chính là con người, không gian hoạt động và giao hàng linh hoạt.
Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng Phát triển và Bảo trì Ứng dụng đã trở thành những chức năng được thuê ngoài thường xuyên nhất trong bối cảnh xu hướng thuê ngoài CNTT từng phần. Ví dụ, vào năm 2021, Accenture Plc đã báo cáo mức tăng doanh thu trong mảng kinh doanh gia công phần mềm của mình lên 15% so với năm tài chính 2020.
Tăng trưởng doanh thu thuê ngoài được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng rất mạnh ở Bắc Mỹ và Thị trường tăng trưởng và tăng trưởng mạnh mẽ ở châu Ấu.
Di chuyển và sử dụng phần mềm đám mây đã khiến các khách hàng thuê ngoài chuyển hướng nguồn lực từ các tài sản có giá trị thấp sang các nhân viên chuyên biệt đồng thời tập trung vào giải pháp linh hoạt, dễ sửa đổi và thân thiện với sự phát triển hơn.
Theo truyền thống, gia công phần mềm CNTT là hữu hình với các máy chủ, trung tâm dữ liệu, mạng, thông số kỹ thuật, giờ làm việc và các dòng mã được triển khai. Với sự gia tăng của các dịch vụ dựa trên đám mây, các dịch vụ CNTT không có tài sản linh hoạt hơn được cung cấp theo yêu cầu.
Mặt khác, điện toán đám mây cũng đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong cách các công ty thanh toán và truy cập các dịch vụ CNTT.
Các công ty đang mong muốn thuê ngoài các dịch vụ đám mây đã coi việc tối ưu hóa chi phí là một khía cạnh quan trọng. Do đó, các chiến lược đa đám mây đã và đang đạt được động lực và cho phép nhiều nhà cung cấp giảm rủi ro tập trung.
Theo cuộc khảo sát, 76% người được hỏi đã sử dụng đa đám mây, 34% báo cáo chuyển đổi kỹ thuật số như một trình điều khiển đa đám mây hàng đầu, trong khi 47% đề cập rằng bảo mật là yếu tố ức chế đám mây hàng đầu.
Hơn nữa, theo Báo cáo về đám mây của Flexera cho năm 2021, 36% doanh nghiệp trả lời cuộc khảo sát cho biết chi tiêu hàng năm của họ vượt quá 12 triệu USD và 83% báo cáo rằng chi tiêu trên đám mây vượt quá 1,2 triệu USD mỗi năm.
Thị trường phần mềm Việt Nam những năm gần đây ghi nhận những con số phát triển ấn tượng, doanh nghiệp nội địa chiếm ưu thế tuyệt đối cho thị trường phần mềm, giải pháp quản trị DN nhỏ; các phần mềm ứng dụng đa ngành; phần mềm ứng dụng chuyên ngành; phần mềm ứng dụng cơ bản.
Phần mềm an toàn thông tin, diệt virus, kế toán, trình duyệt đủ sức cạnh tranh với phần mềm ngoại và chiếm lĩnh thị phần đáng kể trong nước.
Các thị trường truyền thống lớn nhất bao gồm: Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản. Việt Nam là đối tác được ưa thích nhất của Nhật Bản từ năm 2009. Từ năm 2014 đến nay, Thị trường phần mềm Việt Nam là đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản về dịch vụ ủy thác phát triển phần mềm.
Các DN trong Thị trường phần mềm Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng ra các thị trường mới như Hàn Quốc, Hồng Kông, Châu Âu, ANZ. Cũng có những doanh nghiệp hướng tới thị trường Đông Nam Á.
Chưa có số liệu thống kê cụ thể cho từng thị trường, tuy vậy các DN và hiệp hội cho rằng nhu cầu về phần mềm của thị trường toàn cầu là rất lớn, rất hứa hẹn cho ngành phần mềm Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
DN nước ngoài chiếm ưu thế tuyệt đối trong thị trường phần mềm hệ điều hành, trình duyệt, ứng dụng văn phòng (microsoft office, open office, libre office,…), phần mềm quản trị nguồn lực tổng thể DN lớn.
Tuy nhiên do giá thành cao, tính tùy chỉnh thấp và không phù hợp với tất cả đối tượng khách hàng nên cơ hội cho các doanh nghiệp gia công phần mềm tại Việt Nam là rất lớn.
2- Năng Lực Thị Trường Phần Mềm Việt Nam
2.1 Công Nghệ
Được đánh giá là một trong những quốc gia có nguồn nhân sự CNTT phát triển tại Châu Á, thị trường phần mềm Việt Nam tự tin cung cấp những dịch vụ phần mềm uy tín và chất lượng đến quý khách hàng trên toàn thế giới, phải kể đến những con số:
- Việt Nam xếp hạng 6/60 quốc gia về cung cấp dịch vụ số toàn cầu (Chỉ số vị trí dịch vụ số toàn cầu của Kearney năm 2021).
- Việt Nam là nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số công ty phần mềm đạt chứng chỉ CMMi, vượt trên cả Singapore, Philippines và Malaysia (toàn thế giới chỉ có 377 công ty đạt chứng chỉ CMMI cấp độ 5 trong đó Ấn Độ có 34 công ty).
- Hiện nay đã có 25 DN phần mềm Việt Nam đạt chứng chỉ CMMi (Capability Maturity Model Integration), trong đó có 5 DN đạt CMMi mức 5 là cấp độ cao nhất về mức độ trưởng thành năng lực công nghệ phần mềm.
- Ngoài CMMi, các công ty phần mềm vừa và nhỏ áp dụng các quy trình quản lý linh hoạt hơn như Agile/Scrum.
- Việt Nam lần đầu tiên giành giải Vàng thế giới về CNTT.
- Doanh thu của thị trường phần mềm Việt Nam vào năm 2019 đạt 120 tỷ USD, gấp 400 lần so với năm 2000 và tương ứng mức tăng bình quân 37%/năm trong suốt 19 năm. Ngành đóng góp vào 14,3% GDP của Việt Nam, gấp 28 lần so với năm 2000 (chỉ đạt 0,5%).
2.2 Kỹ Năng Nguồn Nhân Lực
- Xếp hạng 29 về Lập trình viên Việt Nam được (Đại diện duy nhất khu vực Đông Nam Á trong Top 30; theo báo cáo của Skillvalue năm 2019)
- Hạng 23 trên toàn thế giới về kỹ năng dành cho lập trình viên (Theo báo cáo của HackerRank năm 2016).
- Sản xuất điện thoại “Made in Vietnam”
- Triển khai dịch vụ 5G tại Việt Nam
- Năng lực đào tạo đại học ngành CNTT – TT của Việt Nam hiện nay là hơn 51.000 sinh viên/năm, đào tạo nghề (cao đẳng, trung cấp) ngành CNTT – TT là hơn 68.000 học viên/năm, tổng cộng là khoảng 120.000 học viên, sinh viên/năm.
- Nếu chưa tính tới việc tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo thì đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm hơn 1,2 triệu nhân lực thị trường phần mềm Việt Nam, tức là gấp 2 lần số nhân lực CNTT – TT hiện nay.
2.3 Khả Năng Tiếp Thu Công Nghệ Tiên Tiến
Các công ty CNTT tại Việt Nam tiếp thu và phát triển sản phẩm dựa trên các công nghệ mới tiên tiến rất nhanh chóng như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), chuỗi khối (blockchain), IoT, robotics, điện toán đám mây (cloud computing), VR/AR, RPA…
Thị trường phần mềm Việt Nam trở thành điểm sáng đầu tư của nhiều tập đoàn công nghệ trên thế giới như IBM, Intel, Microsoft, Samsung, Toshiba,… Các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ trong nước như VNPT, Viettel, Savvycom… hứa hẹn phát triển vượt bậc hơn nữa trong tương lai.
DN Việt Nam đã cung cấp dịch vụ cho các thị trường hàng đầu thế giới, các DN, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Một số sản phẩm của DN Việt Nam đã gây tiếng vang và được công nhận trên thị trường thế giới như Flappy Bird, Máy ATM (do nhóm 7 người, trong đó có người châu Á duy nhất Tiến sĩ Đỗ Đức Cường), Robot Tosy, Bộ lập trình loT,…
2.4 Ưu Điểm Của Thị Trường Phần Mềm Việt Nam
Trong xu thế tất yếu của chuyển đổi số (CĐS), cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 diễn ra mạnh mẽ, ngành công nghiệp phần mềm tiếp tục có tiềm năng phát triển cao do nhu cầu ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu CĐS, kinh tế số, xã hội số; tiếp tục được sự khuyến khích, hỗ trợ của Chính phủ (ví dụ ưu đãi thuế).
Tuy nhiên, đây cũng là thách thức phải vượt qua, nếu DN không nỗ lực đổi mới, sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh để thích nghi sẽ mất cơ hội vàng này.
Ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam có thương hiệu trên trường quốc tế về gia công phần mềm (Được các tổ chức uy tín thế giới đánh giá, xếp hạng cao, như A.T. Kearney Global Services Location Index, Eurocham, Tạp chí Forbes, Tholons, Cushman & Wakefield).
Đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số công ty phần mềm đạt chứng chỉ CMMi.
Về kỹ năng nguồn nhân lực trong thị trường phần mềm Việt Nam lập trình viên Việt Nam được xếp hạng 29 (theo báo cáo của Skillvalue năm 2019).
Đa phần DN phần mềm là nhỏ, siêu nhỏ, khả năng phản ứng nhanh, có năng lực tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến (như các công nghệ của CMCN 4.0) vào sản phẩm, giải pháp. Nhân lực trẻ, số lượng lập trình viên trẻ tuổi tại Việt Nam chiếm đa số, với 54,76% độ tuổi từ 20 – 29, với 79% ở độ tuổi dưới 35.
Chính phủ hiện cũng đang có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngành công nghiệp phần mềm như Chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
DN Việt Nam đã cung cấp dịch vụ cho các thị trường hàng đầu thế giới, các DN, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Việt Nam là đối tác được ưa thích nhất của Nhật Bản từ năm 2009.
DN Việt Nam chiếm ưu thế tuyệt đối cho thị trường phần mềm, giải pháp quản trị DN nhỏ; các phần mềm ứng dụng đa ngành; phần mềm ứng dụng chuyên ngành; phần mềm ứng dụng cơ bản
2.5 Nhược Điểm
Tuy nhiên, các DN phần mềm của Việt Nam chủ yếu là gia công phần mềm, ít các DN chủ động sáng tạo, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao của người Việt (Make in Vietnam), thiếu các sản phẩm, giải pháp giải quyết các bài toàn lớn, cạnh tranh được với các DN nước ngoài.
Các DN phần mềm phần lớn là nhỏ, siêu nhỏ, thiếu các DN lớn tầm cỡ thế giới để dẫn dắt thị trường.
Nguồn nhân lực thị trường phần mềm Việt Nam nói chung và nhân lực ngành công nghiệp phần mềm nói riêng vẫn hạn chế một số điểm yếu cơ bản đó là thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao, lành nghề, chuyên sâu, được đào tạo bài bản.
Nhân lực Việt Nam còn thiếu các kỹ năng mềm lành nghề, lao động phần mềm còn thiếu kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật), kỹ năng mềm và tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp.
2.6 Giải Pháp Phát Triển Trong Thời Gian Tới
Với mục tiêu đưa thị trường phần mềm Việt Nam trở thành cường quốc phát triển phần mềm, có khả năng cung cấp các sản phẩm, giải pháp phần mềm chiếm lĩnh thị trường trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội quan trọng, lĩnh vực an ninh – quốc phòng của quốc gia và có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một số giải pháp được đưa ra:
Hoàn thiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phần mềm trong Thị trường phần mềm Việt Nam. Đồng thời, củng cố và tăng cường năng lực hoạt động và lực lượng cho cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp phần mềm;
Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong lĩnh vực phần mềm cho đội ngũ cán bộ tư pháp, cán bộ tư vấn pháp lý;
Cần có giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Đồng thời, dự báo nhu cầu lao động; xây dựng cẩm nang nghề CNTT
Cần có giải pháp tăng cường nguồn vốn và đầu tư cho ngành công nghiệp phần mềm.
Cần có giải pháp phát triển Thị trường phần mềm Việt Nam. Đồng thời, cần ban hành quy định các cơ quan, bộ ngành trung ương cũng như các cơ quan, sở, ngành địa phương và các DN nhà nước phải cung cấp đầy đủ thông tin về các chương trình, dự án CNTT của mình để đưa lên cổng thông tin ngành công nghiệp phần mềm.
Cần có giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các DN phần mềm
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Savvycom is right where you need. Contact us now for further consultation:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]