Tiềm Năng Của Metaverse Với Công Nghệ Số
Trong thời gian gần đây, thuật ngữ “metaverse” đang là một chủ đề mới với sức hút khó để chúng ta không nhận ra. Đi cùng với sự kiện công ty Facebook đổi tên thành Meta, metaverse hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm cho dù nó vẫn là một khái niệm mới mẻ trong lĩnh vực công nghệ số và chưa phải ai cũng có cái nhìn tổng thể về điều này.
Dù đang khó để khẳng định vị thế và tốc độ ảnh hưởng của metaverse lên đời sống hàng ngày của mọi người ra sao, một điều ta có thể thấy trước mắt đó là những tiềm năng trong mảng kinh doanh công nghệ mà metaverse có thể mang đến, nhất là khi các tập đoàn lớn cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến nó.
1. Metaverse Là Gì?
Metaverse không được định nghĩa thông qua công nghệ cốt lõi nào, thay vào đó thuật ngữ ám chỉ đến những nền tảng như blockchain, tiền điện tử, công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo và Internet of Things – những yếu tố đang ngày ngày định hình cho thế giới ảo “meta”. Độ phủ rộng như vậy cũng là lý do mà metaverse có thể khác nhau tùy theo quan điểm của mọi người.
Lần đầu tiên từ metaverse xuất hiện là trong cuốn tiểu thuyết Snow Crash của nhà văn Neal Stephenson, đề cập đến việc di chuyển của con người giữa thực tại và thế giới ảo. Còn một ví dụ gần đây hơn nằm ở bộ phim Ready Player One của Steven Spielberg. Cả hai tác phẩm đều có đặc điểm chung là thể hiện metaverse dưới dạng một môi trường số 3D, tất nhiên đây mới chỉ là bề nổi.
Theo xu hướng mà các tập đoàn đang xây dựng công nghệ của mình để chuẩn bị cho metaverse, ta có thể hiểu khái niệm này bao hàm những thế giới số thuộc về nền tảng blockchain, mỗi môi trường ảo này có thể được cung cấp bởi Meta, Google, Microsoft hoặc nhiều hơn thế. Những ông trùm Big Tech dường như cũng sẽ có lợi thế hơn khi phát triển môi trường độc quyền của họ thay vì cùng khai thác một không gian ảo chung.
Sự phân hóa trong cách hiểu metaverse của mỗi người phần nào cũng được thể hiện qua bản chất các cộng đồng trực tuyến ngày nay. Mỗi không gian mạng, diễn đàn sinh ra để phục vụ một hoặc vài chức năng riêng biệt, nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng của họ. Nếu các công ty công nghệ theo đuổi theo càng nhiều hướng khác nhau thì trải nghiệm người dùng cũng sẽ được thiết kế chuyên biệt và đảm bảo chất lượng hơn.
Sự tương tác rộng rãi như vậy cũng chính là chìa khóa phát triển metaverse.
2. Sức Hút Với Thị Trường Trò Chơi Điện Tử
Trong nhiều cách mà các công ty có thể lựa chọn để xây dựng metaverse, một trong những thị trường tiềm năng nhất hiện nay không thể bỏ qua là mảng giải trí điện tử. Chưa kể đến đại dịch Covid khiến nhiều người phải ở nhà và tìm thấy niềm vui lớn qua những trò chơi của mình. Trong năm 2021, mảng game đã thu về 180 triệu đô la Mỹ, gấp đôi doanh thu của ngành điện ảnh. Cùng với hơn 3 tỷ người tiêu thụ trên khắp thế giới trải theo nhiều hệ máy.
Theo dòng sự kiện gần đây là việc Microsoft mua lại công ty Activision Blizzard bằng số tiền khổng lồ 69 triệu đô – thương vụ công nghệ lớn nhất từ trước đến nay. Gã khổng lồ đã tuyên bố rằng đây là “những viên đá móng để xây dựng metaverse.” Vậy điều này có ý nghĩa như thế nào? Và việc đoạt được một cái tên lớn như Activision Blizzard sẽ đóng vai trò gì cho chiến lượng của Microsoft.
Để đưa metaverse từng bước gần gũi hơn với người tiêu dùng, các tập đoàn Big Tech cần phải huy động nhiều nỗ lực hơn để thu hút sự chú ý từ các cộng đồng trực tuyến lớn – nơi hứa hẹn nguồn tiền dồi dào nhất, và điều đó không đâu xa ngoài thế giới của những game thủ.
Sau thương vụ trên, Microsoft giờ đây đã sở hữu những tựa game đình đám với tuổi đời vô cùng lâu trong lòng người hâm mộ, như Call of Duty, Candy Crush hay World of Warcraft. Đằng sau việc mua lại các thành quả sáng tạo này cũng là sự thâu tóm những cộng đồng người chơi các sản phẩm đó, và giờ chiến lược kinh doanh hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào Microsoft.
Mục đích chung của metaverse theo lời CEO Mark Zuckerberg là sự liên kết trải nghiệm giữa các người dùng, cộng đồng sử dụng mạng xã hội hay các sản phẩm giải trí điện tử khác. Điều này cũng đang khớp với việc thu mua nội dung, quảng bá dịch vụ và kết nối người chơi điện tử mà Microsoft đang thể hiện.
Khi công nghệ metaverse trở nên phát triển hơn, mối liên kết trong hoạt động chơi game sẽ trở nên khăng khít hơn và đã thu hút được đủ một lượng lớn người dùng, đảm bảo nguồn doanh thu không hề nhỏ.
3. NFT Và Nền Kinh Tế Số Hóa
Rõ ràng mảng game là một thị trường hấp dẫn, nhưng ta không thể bỏ qua những nền tảng buôn bán, thời trang hay mạng xã hội vốn có rất nhiều đặc điểm mang tính xây dựng metaverse.
Từ những bộ skin nhân vật Fortnite (thời trang), việc sưu tầm tài sản NFT (buôn bán) và xây dựng cộng đồng giải trí (mạng xã hội), những công ty lớn trong các ngành này đều có cách riêng của mình để dần áp dụng metaverse rộng hơn và mở ra một nền kinh tế số mới.
Ngành thời trang hiện đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ trên thị trường qua những động thái như việc thu mua lại nhãn giày đắt khách RTFKT từ Nike, Ralph Lauren thì đã cho ra mắt bộ sưu tập số đầu tiên với Roblox, Louis Vuitton thì thiết kế những bộ phục trang NFT độc quyền cho trò chơi Liên Minh Huyền Thoại và nhãn hiệu Dolce & Gabbana. Tổng giá trị bán được đã đạt 1,885.719 ETH (tại thời điểm đó tương đương với 6 triệu đô la).
NFT, hay non-fungible tokens là loại tài sản số đang hot trong cộng đồng cùng với những đồng tiền ảo mà biết bao người vô cùng săn đón trong khoảng 2 năm qua. Trong bối cảnh nhiều người nổi tiếng cũng bắt đầu tham gia quảng cáo, lên tiếng ủng hộ NFT, xu hướng tiêu dùng bên trong metaverse đang có các dấu hiệu định hình rõ ràng bởi tài sản này. Ngoài ra, cách chuyển đổi từ dạng vật lý sang kỹ thuật số thông qua nền tảng blockchain cũng đang giúp NFT thay đổi việc sưu tầm vật phẩm hiện nay.
Bản chất trong sức hút của NFT rất đơn giản: người mua sẽ nắm giữ loại tài sản đó, các nhãn hàng thì thu các khoản chiết khấu khi mọi người mua đi bán lại NFT. Bởi quyền sở hữu NFT được ghi lại trên hệ thống blockchain, người làm sản phẩm ban đầu sẽ kiếm được tiền hoa hồng với mỗi lượt giao dịch qua lại trên thị trường.
Nếu một người chơi mua một bộ skin (phục trang) trong trò chơi Fortnite, tức là họ không hoàn toàn sở hữu vật phẩm đó, thay vào đó là quyền sở hữu món đồ từ công ty, khi mất dữ liệu game tức là người chơi cũng sẽ mất trang phục và hoàn toàn không có cách để thu hồi lại.
Khác với việc buôn bán vật lý giữa người tiêu dùng và nhãn hàng không còn thu về lợi nhuận, hệ thống lưu trữ và lưu thông NFT đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ luôn nhận lại một khoản tiền khi khách hàng trao đổi NFT với nhau. Điều này mở ra một thị trường hoàn toàn mới mà những hạn chế công nghệ từ rất lâu trước kia chưa cho phép, và là thị trường vô cùng tiềm năng cho thế giới ảo metaverse.
4. Lời Kết
Metaverse đã bắt đầu len lỏi vào những cuộc trò chuyện đây đó giữa những người quan tâm về công nghệ. Tuy nhiên nó vẫn là một loại công nghệ khá mới mẻ và yêu cầu nhiều thời gian từ phía tập đoàn để được phát triển đúng hướng, ngoài ra là sự trải nghiệm, chấp nhận từ phía người dùng để bắt đầu có chỗ đứng trong mô hình giải trí hiện đại.
Chặng đường metaverse là một con đường lâu dài tiến tới tương lai, dù trước mắt có thể tác động ít hay nhiều ra sao, phần nào cuộc sống của chúng ta sẽ chứng kiến những đổi thay mà nó mang lại ngày một rõ ràng hơn.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]