Metaverse Có Thể Ảnh Hưởng Lên An Ninh Mạng Như Thế Nào
Từ khi bắt đầu được nhắc đến trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash cho đến sự xuất hiện của những trò chơi điện tử nhập vai như Second Life, Eve Online, Grand Theft Auto hay Red Dead Online, hay nổi bật hơn là sự kiện CEO Mark Zuckerberg tiến hành đổi mới cái tên Facebook thành Meta.
Ông cũng bày tỏ suy nghĩ với cộng đồng, khái niệm “metaverse” – thế giới ảo nơi con người có thể tương tác, kết nối, gặp gỡ nhau thông qua những hoạt động mô phỏng lại những gì chúng ta có ở bên ngoài đang dần được đề cập với tần suất thường xuyên hơn. Trong bối cảnh mọi người đang tìm kiếm những cách giải trí cao cấp hơn thì đây có vẻ là một luồng gió rất mới và hứa hẹn.
Tất nhiên, dù cái tên metaverse đã có chỗ đứng trong làng công nghệ nhưng những ý tưởng xoay quanh nó vẫn còn khá mơ hồ với đại đa số chúng ta. Đặc biệt hơn, khi ý tưởng đó liên quan đến việc phục dựng xã hội ngày nay dưới dạng số hóa, hay thế giới ảo 3D thì đồng nghĩa cũng sẽ có những trăn trở về bảo mật dữ liệu, vậy câu hỏi dấy lên là: Metaverse sẽ định hình an ninh mạng trong năm 2022 như thế nào?
1. Những Thắc Mắc Hàng Đầu Về An Ninh Mạng
Cũng là một điều dễ hiểu khi mọi người bắt đầu đặt câu hỏi về an ninh đối với một khái niệm mới nổi như metaverse. Trong thời buổi dịch bệnh Covid hoành hành, nhiều hình thức tương tác cộng đồng đã phải diễn ra trên không gian ảo. Khi nhiều hoạt động xã hội được đưa lên mạng như vậy, mối nguy từ hiện tượng “phishing” (đánh cắp thông tin) sẽ cần được để ý thật sát sao, cùng với đó là một vài kịch bản như:
- NFT đang là đơn vị tiền tệ quan trọng trong metaverse, từ đó cũng sẽ nảy sinh những vấn đề liên quan đến lừa đảo NFT hay buôn bán NFT giả.
- Sự xuất hiện của những “smart contract” chứa mã độc nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, ví điện tử của người dùng
- Các thiết bị thực tế ảo bị lợi dụng làm cổng dẫn cho những cuộc tấn công mạng, trong bối cảnh kính VR đang ngày được thiết kế để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
- Lừa đảo blockchain thông qua cách đứng tên những cơ quan tài chính hợp pháp.
Trong số các viễn cảnh có thể xảy ra, vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin chiếm nhiều nhất trong những câu hỏi về an ninh của Metaverse. Có một vài lý do dẫn đến điều đó là:
Các thiết bị AR/VR (thực tế ảo) hiện nay có yêu cầu thu thập một lượng thông tin nhất định về người dùng như dữ liệu sinh trắc học – thứ vô cùng nhạy cảm trước các cuộc tấn công mạng. Hơn nữa, một môi trường số đang được đầu tư nhiều như metaverse cũng sẽ cần thu nhiều thông tin người dùng để phục vụ việc mô phỏng các hoạt động xã hội một cách đầy đủ, chính xác nhất.
Nhiều người tin rằng sự đi lên của metaverse đầu tiên sẽ thông qua Facebook/Meta, cũng như tham vọng của Mark Zuckerberg đã chứng minh. Tuy rằng đã có nhiều năm thiết lập chỗ đứng vững chắc trong lòng người dùng mạng xã hội, các thay đổi nhanh chóng trong chính sách sử dụng dữ liệu cá nhân của Facebook chưa hẳn là điều mà cộng đồng thực sự cảm thấy tin tưởng trong quá trình chuyển giao, thiết lập công nghệ metaverse.
2. Các Kịch Bản An Ninh Mạng
Trước khi đưa ra được nhận định chính xác 100% về tác động của metaverse tới an ninh mạng, ta có thể rút ra một số phỏng đoán có logic, thông qua những mô hình gần gũi với metaverse mà ngành công nghiệp game đã thiết lập nên, bởi lẽ các môi trường này cũng đề cập đến nhiều câu hỏi bảo mật mà người dùng hiện nay có thể liên hệ được.
Từ khi thuật ngữ metaverse vươn xa hơn từ khoảng giữa-cuối năm ngoái, đã bắt đầu xuất hiện các hoạt động lừa đảo tài sản NFT, kẻ xấu hiểu rõ cơn sốt tiền ảo cùng với việc xóa mờ dần khoảng cách giữa thế giới thực và ảo của các công ty Big Tech sẽ tạo thành những mảnh đất “màu mỡ” cho hoạt động phi pháp.
Metaverse là nơi chứa rất nhiều dữ liệu nhạy cảm, có tính cá nhân cao và không thể đảm bảo rằng những hacker đã bắt đầu nhìn vào nơi đây hay chưa.
Tuy nhiên, điều đáng quan ngại nhất nằm ở nền tảng blockchain – công nghệ nền móng của metaverse. Dù đây là một loại công nghệ tiên tiến, bảo mật cao, nhưng điều đó không có nghĩa hệ thống blockchain là bất khả xâm phạm. Hạ tầng này có thiết kế mang tính phân cấp, phân tán, tức thiếu đi bộ phận quản trị để giám sát những thay đổi bên trong. Một khi bị tấn công, sẽ không có cách nào để khôi phục dữ liệu hay tài sản đã mất.
Các cá nhân bên trong metaverse được thể hiện dưới dạng avatar (hình đại diện). Điều này sẽ gây khó khăn trong việc xác định danh tính, nhất là trong trường hợp cần tìm ra ai chịu trách nhiệm cho những rủi ro an ninh mạng.
3. Biện Pháp Bảo Mật Trong Kỷ Nguyên Metaverse
Đi kèm với sự hiện đại mà những nhà phát triển metaverse đang hứa hẹn là những thủ tục an ninh cần thiết để bảo vệ thông tin của cộng đồng. Ví dụ, chúng ta cần những hình thức bảo vệ các máy chủ tiếp nhận, xử lý thông tin qua VPN, máy chủ thay thế (proxy) cùng nhiều phần mềm chống mã độc. Tất nhiên bài toán chưa dừng lại ở đó.
Trong thời buổi gia tăng những kiểu hình lừa đảo, chiếm đoạt thông tin bằng hình thức gửi email, liên lạc điện thoại, v.v.. Cộng đồng cũng cần được nâng cao nhận thức về hành vi này để có thể phòng tránh rủi ro một cách chủ động. An ninh mạng không chỉ là trọng trách của công nghệ hay phần mềm bảo mật, điều đó còn nằm trong ý thức của mỗi người.
Kế tiếp là bổn phận của những doanh nghiệp liên quan. Thói quen tốt mọi đơn vị quản lý là việc thường xuyên kiểm tra, phát hiện những lỗ hổng trong hệ thống để nhanh chóng đưa ra phương án xử lý sớm nhất, đồng thời xây dựng hạ tầng thông tin vững chắc trước bất kỳ cuộc tấn công mạng nào.
4. Lời Kết
Số hóa, chuyển giao công nghệ trong thời buổi này là một chủ đề hấp dẫn với cộng đồng, bởi nó làm cuộc sống của chúng ta tiện nghi hơn trong nhiều mặt. Sự phát triển cũng yêu cầu các bước kiểm tra, nghiên cứu triệt để, như vậy giúp cho nhiều vấn đề được xóa bỏ, đồng thời càng nhiều lợi ích thì mang lại vào cuộc sống thường nhật.
Điều quan trọng là chúng ta không để sự hài lòng làm quên đi những nhận thức rõ ràng về vấn đề bảo mật thông tin. Metaverse có thể giúp ích cho con người vô cùng đáng kể, với điều kiện là các biện pháp an ninh mạng được áp dụng đúng đắn.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Liên lạc với chúng tôi qua, hoặc gửi yêu cầu của bạn trực tiếp tại Form liên lạc:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]