Full Stack Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Full Stack
Đã bao giờ khi đọc qua những mẩu tin tuyển dụng lập trình viên, bạn lướt qua rất nhiều đề cập đến các thuật ngữ như front end, back end, thậm chí là full stack? Khi internet ngày càng phát triển như bây giờ, các ngành nghề công nghệ thông tin cũng đã phân thành nhiều nhánh, đặc biệt là trong mảng lập trình ứng dụng, website, phần mềm để đáp ứng nhiều nhu cầu thị trường, đồng thời yêu cầu bộ kỹ năng đặc thù hơn từ các kỹ sư, đó là:
- Lập trình front end (những phần “mặt tiền” của web hay app mà mọi người có thể thấy)
- Lập trình back end (phần hạ tầng và lớp dữ liệu bên dưới giao diện)
- Lập trình full stack (bao gồm cả hai điều trên)
Có thể thấy việc tạo ra một phần mềm là cả quá trình liên quan đến sự phối hợp giữa rất nhiều kỹ năng và chuyên môn công nghệ. Trong bài viết này, hãy nhìn cụ thể vào từng khía cạnh lập trình được nêu trên để hiểu rõ hơn về lập trình full stack.
Lập trình full stack bao gồm tất cả công việc front end và back end cần thiết khi triển khai một website hay app, và những kỹ sư full stack là những chuyên gia trong gần như toàn bộ công đoạn này.
1. Lập trình front end là gì?
Front end là những phần giao diện, hình ảnh mà người dùng thấy trên một website, ứng dụng hay phần mềm ở mỗi lần truy cập. Toàn bộ tương tác có thể nhìn được đều do đội ngũ lập trình front end đảm nhiệm. Một số ngôn ngữ lập trình hay được dùng trong lĩnh vực này là HTML, CSS, JavaScript. Trong đó, HTML là xương sống của các trang web, cấu thành tất cả hạ tầng và nội dung.
CSS là ngôn ngữ định dạng cho HTML trên trang hiển thị, quyết định yếu tố màu sắc, phông chữ, ảnh nền và bố cục sắp xếp. Lập trình viên có thể dùng CSS để thay đổi cấu trúc của file HTML theo ý muốn của mình. Hiện nay phiên bản mới nhất đang là CSS3 với nhiều tính năng bổ sung.
JavaScript giúp tạo hiệu ứng tương tác và những animation bắt mắt. Thậm chí ngôn ngữ này đã tiến xa đến độ có thể làm ra những web app hoàn chỉnh. Trước kia các trình duyệt không tương thích hoàn toàn tốt với JavaScript nên các tính năng phức tạp thường không được khuyên dùng. Nhưng sự phát triển của trình duyệt web đã khiến vị trí của JavaScript từ back end dần chuyển lên front end một cách hiệu quả.
2. Lập trình back end là gì?
Trái với những tính năng hữu hình mà người dùng có thể tương tác với web hay phần mềm, hạ tầng back end là những gì chúng ta không thấy được, đó là lớp dữ liệu bên dưới quyết định những logic hiển thị trên màn hình.
Những người làm về lập trình back end có khả năng điều chỉnh thuật toán để chi phối lượng dữ liệu nhận từ phía front end và ngược lại, bên cạnh đó là quản lý các hệ thống thông tin hoặc server, giám sát quá trình tiếp nhận giữa hai bộ phận. Một số ngôn ngữ hay được dùng cho back end là PHP, Ruby và Python.
Đồng thời, họ cũng biết viết mã để nhận thông tin từ người dùng và lưu trữ trong một kho dữ liệu. Có hai dạng kho lưu trữ là hệ quản trị cơ sở (relational – như PostgreSQL, MySQL) và không nhất quán (non-relational – như Mongo). Ngôn ngữ chính trong việc quản lý dữ liệu này là SQL.
Một khía cạnh khác trong lập trình back end là quản lý server, nơi điều hành thông tin ra vào các website. Lựa chọn thay thế cho server có thể là những nền tảng đám mây có cung cấp hạ tầng mạng như Heroku, Amazon Web Services. Kinh nghiệm này giúp kỹ sư có thể phát hiện lỗi hệ thống và tư duy về cách cải tiến trang web sao cho hỗ trợ được nhiều người dùng cùng một lúc hơn.
Sau khi có cái nhìn về vai trò của front end và back end trong lập trình, chúng ta sẽ đề cập đến trọng tâm chính của bài viết:
3. Lập trình full stack là gì? Những kỹ sư full stack có vai trò như thế nào
Lập trình full stack bao gồm tất cả công việc front end và back end cần thiết khi triển khai một website hay app, và những kỹ sư full stack là những chuyên gia trong gần như toàn bộ công đoạn này. Full stack là đặc điểm không bao giờ thiếu khi lập trình sản phẩm bởi vì front end và back end là một vòng quy trình chặt chẽ có liên quan mật thiết đến nhau.
Trong thiết kế web hay phần mềm, chức danh của kỹ sư full stack (full stack engineer) có phần khác biệt với người code web thông thường (web developer). Một web developer có thể đảo các kỹ năng front end, back end hoặc full stack qua lại để hỗ trợ công việc của mình. Họ là những người viết code lành nghề. Trong khi kỹ sư full stack sẽ rất am hiểu các ngôn ngữ lập trình cho cả hai chiều và có kỹ năng quản lý trong công việc tốt hơn.
Cũng vì được trang bị đủ kỹ năng, kiến thức, những người thuộc bộ phận full stack có thể đảm nhiệm xây dựng hạ tầng thông tin, thiết kế giao diện, thậm chí lên kế hoạch tổng quát với khách hàng, thiết lập mối quan hệ cả với đối tác bên ngoài và quản lý server từ bên trong.
Thông thường, đội ngũ làm về full stack là những người đã có thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh kỹ năng lập trình tốt, họ cũng chứng tỏ được khả năng quản lý nhóm, biết cách tư vấn, am hiểu trải nghiệm người dùng, bởi tất cả những điều này là vô cùng cần thiết trong tổng thể một dự án thiết kế web hoặc phần mềm.
Vậy tại sao thay vì lựa chọn sự nghiệp mang tính chuyên biệt hẳn như front end hoặc back end, mọi người còn lựa chọn làm một kỹ sư full stack và cần am hiểu gần như mọi kỹ năng lập trình? Đó là bởi vì nhóm full stack là những chuyên gia mũi nhọn, họ có thể có hơn một sở trường và khiến vai trò của đội ngũ này trở nên quý giá hơn rất nhiều. Các công ty rất quý trọng những người có thể nhìn hai chiều khi giải quyết vấn đề, hay làm cầu nối trao đổi với khách hàng thật hiệu quả.
Thông qua các công cụ tìm kiếm, chúng ta sẽ không khó bắt gặp nhiều ưu đãi cho các khóa học coding, ngôn ngữ liên quan với mức giá, thời gian biểu cũng rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu của đa số mọi người.
4. 06 cách trau dồi để trở thành kỹ sư full stack
4.1. Học những ngôn ngữ lập trình cần thiết
Khi ngày càng có nhiều môi trường nhận ra sự quan trọng của những người làm full stack, sự phát triển của các khóa đào tạo theo cả dạng trực tuyến và ở trung tâm cũng tăng lên cho những ai có nhu cầu học lập trình. Thông qua các công cụ tìm kiếm, chúng ta sẽ không khó bắt gặp nhiều ưu đãi cho các khóa học coding, ngôn ngữ liên quan với mức giá, thời gian biểu cũng rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu của đa số mọi người.
Dưới đây là những ngôn ngữ lập trình full stack đáng để tham khảo:
- HTML/CSS
Như đã đề cập ở đầu bài viết, HTML và CSS là nền tảng của mọi website. HTML là công cụ để lập trình viên đưa nội dung lên web và CSS sẽ quyết định kiểu dáng, phông chữ, tranh ảnh và bố cục. Dù ít hay nhiều, mọi khóa học lập trình sẽ luôn đề cập đến hai ngôn ngữ này.
- JavaScript
JavaScript có thể được ứng dụng trong cả công việc front end và back end. Đây là công cụ để viết các trình duyệt web và làm cả ngôn ngữ cho những tác vụ liên quan đến quản trị server.
- Các công cụ và ngôn ngữ dành cho back end
Sau khi thành thục kỹ năng với HTML/CSS và JavaScript, hãy cân nhắc ít nhất thêm một ngôn ngữ lập trình back end, thông thường liên quan đến lĩnh vực quản trị hệ thống thông tin, xác nhận thông tin người dùng, các tác vụ xử lý logic, v.v.. Hiện có rất nhiều khóa học về PHP, Java, Python hay SQL – tất cả đều thiết yếu với bất kỳ người làm full stack nào.
4.2. Chọn một khóa học tâm đắc
Công nghệ là thứ thay đổi không ngừng trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Những người làm lập trình luôn phải mang tâm thế chủ động khi cập nhật kiến thức mới, đón đầu mọi thay đổi chỉ trong thời gian rất ngắn. Để làm được điều đó thì các khóa học trực tuyến tiết kiệm thời gian sẽ là trợ thủ đắc lực của mọi người. Có một số website đảm bảo được tiêu chí nội dung là:
Tuy nhiên, hãy tránh các khóa học đắt đỏ mà lại kèm hứa hẹn bao quát tất cả chương trình chỉ trong một vài giờ đồng hồ.
Tiêu chí thiết thực của người học là có lý thuyết và tiếp xúc thực tiễn trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, vì vậy nên chọn các khóa mang những đặc điểm sau:
- Được dạy bởi người có chuyên môn cao.
- Thời gian biểu linh hoạt.
- Áp dụng nhiều bài tập.
- Giải đáp thắc mắc theo cá nhân hoặc nhóm.
Có một sở trường cá nhân cũng giúp các kỹ sư, lập trình viên có cơ hội ghi điểm trong mắt khách hàng tiềm năng và cho ra sản phẩm chất lượng, mang tính cạnh tranh gắt gao trong các phân khúc thị trường công nghệ nhất định.
4.3. Trau dồi kiến thức
Để hiểu những quy trình phức tạp, trước nhất chúng ta nên nắm vững căn bản. JavaScript, HTML/CSS là kiến thức nhập môn cho mọi lập trình viên, song, hãy nắm vững mọi khía cạnh xoay quanh những thuật ngữ này.
Thực hành liên tục là hình thức rèn luyện hữu ích nhất. Chẳng hạn như tạo một trang web thử nghiệm bằng những tính năng liên quan đến các ngôn ngữ, công cụ đã được học.
Nắm được một số khái niệm trong lập trình cũng giúp quá trình học tập full stack cải thiện đáng kể, ví dụ như kiến thức về server, hạ tầng mạng, thuật toán, cấu trúc dữ liệu hay quản lý hệ thống. Chúng đều là từng phần trong một bộ máy lớn là trang web hay phần mềm, và hiểu rõ cách từng bộ phận này vận hành sẽ vô cùng hữu ích với người học.
4.3. Quen thuộc với mọi lĩnh vực, nhưng thật sở trường trong một khía cạnh
Sau một thời gian trải nghiệm với các bài tập, kiến thức về full stack, người học có thể thấy chút choáng ngợp. Hãy tỉnh táo xác định một lộ trình rõ ràng cho kỹ năng bạn quan tâm, thay vì cố ôm đồm tất cả và dẫn đến tình trạng nhụt chí – hiện tượng thường thấy ở nhiều người làm lập trình sau thời gian dài. Chúng ta có một chặng đường rất dài để cố gắng thay vì chỉ dung nạp mọi thông tin một cách gượng ép. Cách làm tốt nhất là thành thạo riêng một lĩnh vực, sau đó trau dồi thêm trong quá trình làm nghề.
Có một sở trường cá nhân cũng giúp các kỹ sư, lập trình viên có cơ hội ghi điểm trong mắt khách hàng tiềm năng và cho ra sản phẩm chất lượng, mang tính cạnh tranh gắt gao trong các phân khúc thị trường công nghệ nhất định. Tất cả những điều này đều là tiền đề cho một sự nghiệp vững chắc, thành công.
4.4. Thực hành
Đằng sau mỗi quá trình tích lũy là thời gian thực hành cần thiết để người học làm quen với công việc của mình. Với hiểu biết sơ bộ về HTML/CSS, JavaScript, lập trình back end, xử lý dữ liệu, HTTP/REST, có một số bài tập căn bản chúng ta có thể áp dụng như:
- Viết code đúng cách
- Cách tách file
- Thiết lập môi trường lưu trữ file
- Sử dụng các cấu trúc dữ liệu
- Vị trí của các tác vụ (đến từ phía người dùng hay phía server)
Trong mọi hoàn cảnh, bắt đầu với những bài tập thiết kế web mang tính cá nhân hay theo nhóm cũng rất đáng quý. Sự va vấp thường xuyên với thực tiễn giúp người học hiểu sâu và không bị nhiễu thông tin. Ngoài ra, các công ty cũng rất cởi mở cho dù ứng viên chưa có đầy đủ bằng cấp học vấn cao, miễn là họ thể hiện được sự tự tin với chuyên môn và chứng tỏ rõ khả năng lập trình chắc tay.
4.5. Thường xuyên tập luyện thêm
Khi đã bắt đầu có xuất phát điểm trong lĩnh vực lập trình, hãy năng tham gia các dự án của công ty trong mọi mảng công nghệ để nâng cao tay nghề và đóng góp tích cực cho môi trường làm việc. Bởi doanh nghiệp đánh giá rất cao sự cầu thị và trong bối cảnh cạnh tranh thị trường, chúng ta luôn cần nâng cấp giá trị bản thân để thích ứng tốt với những đổi thay.
Lời kết
Trở thành một kỹ sư full stack yêu cầu nỗ lực thật bền bỉ. Tuy nhiên, đây là con đường mở ra rất nhiều lối đi cho sự nghiệp và ảnh hưởng tích cực lên thu nhập cũng như quá trình rèn luyện tay nghề của mọi lập trình viên. Các doanh nghiệp đều trân trọng những cá nhân toàn diện về kiến thức, có trách nhiệm trong việc quản lý dự án, đặc biệt là với khối lượng đòi hỏi cao như vậy. Nếu độc giả đang công tác trong thị trường công nghệ có liên quan và ý thức rõ về mức độ cầu tiến của mình, đừng ngần ngại cho full stack một cơ hội.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Savvycom is right where you need. Contact us now for further consultation:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]