Offshore Development Center Là Gì? Hướng Đi Tối Ưu Cho Phát Triển Doanh Nghiệp
Khi xu hướng phát triển phần mềm ra nước ngoài tiếp tục tăng thì nhu cầu về Offshore Development Center (ODC) cũng tăng theo.
Đối với nhiều công ty CNTT, ODC từ lâu không còn là một thuật ngữ xa lạ và đang dần trở thành một lựa chọn yêu thích cho các giải pháp phát triển phần mềm do tính hiệu quả về chi phí và khả năng tiếp cận tuyệt vời của các chuyên gia công nghệ.
Nếu bạn muốn giảm chi phí phát triển phần mềm và cải thiện chất lượng phần mềm bằng cách sử dụng OCD nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì xin chúc mừng: Cẩm nang từ A-Z này là dành riêng cho bạn.
1. Offshore Development Center Là Gì?
Offshore Development Center là một đội (team) offshore chuyên cung cấp những dịch vụ phát triển phần mềm cho công ty nhưng lại được đặt tại nước ngoài. Nói một cách đơn giản, nó là công ty con của một công ty hoạt động ở một quốc gia khác.
Quốc gia nơi Offshore Development Center được đặt thường có chi phí sinh hoạt thấp hơn nhiều so với quốc gia nơi có công ty mẹ. Tuy nhiên, điều cần thiết là vị trí để thiết lập Offshore Development Center phải có sẵn các tài nguyên để tích hợp công ty.
Bên cạnh các developer và tester thì để giảm khối lượng công việc cho văn phòng chính, các công ty offshore cũng có một đội ngũ chuyên gia về quản lý và kỹ thuật, từ quản lý dự án, designer, chuyên gia UI/UX đến quản lý khách hàng, nhân sự, etc
Hơn nữa, Offshore Development Center cũng có thiết bị và cơ sở hạ tầng tiên tiến của riêng nó, giúp giảm thiểu gánh nặng chi phí bổ sung cho các văn phòng và thiết bị.
1.1. Offshore Development Center Có Khác Với Gia Công Phần Mềm Outsourcing Không?
Nhiều người nghĩ rằng “offshore” và “outsource” có thể hoán đổi cho nhau, nhưng đây là hai khái niệm riêng biệt.
Theo định nghĩa, gia công phần mềm đề cập đến việc “lấy các dịch vụ hoặc sản phẩm nhất định từ một công ty bên thứ ba, về cơ bản là tìm nguồn cung ứng một số thứ như dịch vụ kế toán hoặc sản xuất đầu vào cho một công ty khác. […] Công ty gia công có thể ở bất kỳ nơi đây. Vị trí địa lý không quan trọng,” (BusinessDictionary).
Mặt khác, offshoring đề cập đến “các dịch vụ hoặc sản phẩm lấy từ một quốc gia khác […], Ví dụ khi một nhà sản xuất ô tô ở Hoa Kỳ mở một nhà máy ở Thái Lan để sản xuất một số bộ phận” (BusinessDictionary).
Vì vậy, sự khác biệt ở đây là gì?
- Trụ sở làm việc
Từ những định nghĩa này, có vẻ như về bản chất, offshore chỉ diễn ra trên phạm vi quốc tế trong khi việc outsource có thể được thực hiện ở cả trong nước và quốc tế.
Hầu hết trường hợp thì việc offshore là outsource ra các nước trên thế giới, nhưng có những trường hợp một công ty chỉ offshore mà không outsource.
Ví dụ, IBM có thể offshore công việc cho các văn phòng của họ ở Ấn Độ, nhưng vì cả những người điều phối và thực hiện công việc đều thuộc về cùng một công ty, nên có thể nói rằng họ chỉ offshore mà không outsource.
- Mục tiêu
Outsource là sự chuyên môn hóa: Công ty sẽ thuê một bên thứ ba bên ngoài để thực hiện những hoạt động kinh doanh, sản xuất…nhất định để họ có thể tập trung vào chuyên môn và các hoạt động cốt lõi của mình.
Mặt khác, offshoring nhằm mục đích giảm thiểu chi phí, tận dụng sự chênh lệch chi phí giữa hai nước.
- Mức độ kiểm soát
Với hình thức offshore thì công ty chủ thể sẽ có quyền kiểm soát công việc bên thứ ba nhiều hơn là hình thức outsource.
Các ODC hoạt động tuân theo hướng dẫn của công ty chủ thể; trong khi đó, công ty outsource hoạt động độc lập để hoàn thành các nhiệm vụ cần thiết, điều này có thể gây mất kiểm soát cho chủ thể.
1.2. Nhân Sự Chính Trong Mô Hình Offshore Development Center
Khi bạn thiết lập một Offshore Development Center, điều quan trọng là phải thảo luận cẩn thận và xác định các thành viên chủ chốt có trong đó với một nhà cung cấp dịch vụ offshore ở nước ngoài.
Một đội offshore cần bao gồm những vị trí công việc và vai trò tương ứng sau đây:
- Quản lý khách hàng (Account Manager) – Chịu trách nhiệm quản lý các mối quan hệ với các khách hàng cụ thể, đảm bảo rằng tất cả các nhu cầu của bạn được đáp ứng.
- Quản lý dự án (Project Manager) – Chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án từ lập kế hoạch đến thực hiện, đảm bảo rằng tất cả các tài nguyên cần thiết trong dự án đều được sử dụng.
- Nhà thiết kế (Designer) và Nhà phát triển (Developer) – Chịu trách nhiệm thiết kế, cài đặt, kiểm tra và bảo trì phần mềm của bạn.
- Kỹ sư kiểm tra (Test Engineer) – Kiểm tra tính toàn vẹn, chất lượng và thậm chí các yêu cầu phi chức năng của sản phẩm của bạn.
- Kỹ sư chuyên trách về tính khả dụng của sản phẩm (Usability Engineer) – Thực hiện các thử nghiệm để đánh giá khả năng sử dụng hoặc tính thân thiện với người dùng của sản phẩm của bạn.
- Thiết kế đồ họa (Graphic Designer) – Tạo hình ảnh đồ họa để quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu.
- Viết nội dung (Copywriters) – Tạo hướng dẫn và nội dung được tích hợp vào phần mềm hoặc trang web.
2. Các Loại Hình Hoạt Động Của Offshore Development Center
Khám phá các mô hình Offshore Development Center đa dạng nhất và cách chúng hoạt động.
2.1. Mô hình nhà thầu ODC
Trong mô hình này, văn phòng chính gửi một tập hợp các yêu cầu cụ thể cho nhà thầu, hoặc Offshore Development Center. Sau đó, một đội nhân lực sẽ được lựa chọn dựa trên những yêu cầu đó.
Đội ngũ này sau đó sẽ chịu trách nhiệm cho một loạt các nhiệm vụ, cả về quản lý lẫn kỹ thuật, bao gồm phân tích & thiết kế hệ thống, cập nhật phần mềm, viết mã mới…theo yêu cầu.
Mô hình này phù hợp cho các công ty nhỏ.
2.2. Mô hình ODC của khách hàng
Trong mô hình này, một đội nhân lực tùy cũng được chọn tùy ý dựa trên yêu cầu của khách hàng hoặc văn phòng chính, nhưng văn phòng chính sẽ đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn so với mô hình nhà thầu OCD, từ nghiên cứu và phân tích sản phẩm đến quản lý nhóm. Nhóm Offshore Development Center sẽ tập trung chủ yếu vào việc coding.
Mô hình này được khuyến nghị cho các công ty lớn có khả năng xử lý một số lượng lớn các công việc.
3. Tại sao phải thiết lập Offshore Development Center?
Khi thiết lập quan hệ đối tác với một công ty cung cấp dịch vụ ODC thì công ty của bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, nhưng cũng không phải là không có rủi ro.
3.1. Ưu điểm
Ưu điểm nổi bật của việc thiết lập Offshore Development Center như sau:
Giảm chi phí | Offshore Development Center có thiết bị và cơ sở hạ tầng riêng, cũng như một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Công ty của bạn sẽ không phải phải lo lắng về chi phí cho việc thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết. Do đó, dự án ODC có thể bắt đầu nhanh hơn nhiều và tiết kiệm được chi phí so với việc xây dựng mọi thứ từ đầu. |
Nguồn nhân lực CNTT dồi dào | ODC là một trong những nơi bạn có thể tìm thấy các đội/nhóm làm CNTT với trình độ cao. Đặc biệt, các Offshore Development Center hàng đầu trên thế giới thường rất chú trọng đến việc mài giũa kỹ năng của nhân viên, đảm bảo rằng họ có khả năng cung cấp các giải pháp tốt nhất cho khách hàng. |
Kiểm soát tốt các hoạt động | ODC tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn từ văn phòng chính. Bạn có thể đánh giá và theo dõi tiến độ công việc hiện tại cũng như có thể muốn đàm phán các điều khoản hợp đồng với công ty ODC. Nếu kết quả không phù hợp với mong đợi, bạn có thể yêu cầu ODC sửa chữa dự án với chi phí bổ sung. |
Hỗ trợ kỹ thuật liên tục | ODC hỗ trợ kỹ thuật liên tục trong toàn bộ chu trình của dự án. Khi thực hiện công việc, những công ty offshore sử dụng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ. Họ cũng sẽ tích lũy thêm được các kiến thức mới để áp dụng cho các dự án khác sau này (nếu có thể). |
Dự án giao đúng thời hạn | Các nhóm ODC có thể bàn giao dự án kịp thời vì họ hoạt động trong các điều kiện tối ưu và bám sát các mốc thời gian và hướng dẫn của dự án do văn phòng chính đặt ra từ đầu đến cuối dự án. Ngoài ra, họ hợp tác hiệu quả với đội ngũ nhân lực in-house của công ty chủ thể, điều này giúp tổng thời gian hoàn thành dự án được rút ngắn. |
Phân bổ nguồn lực hiệu quả | Lượng tài nguyên cần phân bổ cho mỗi dự án sẽ khác nhau. Có những lúc các nguồn lực tại văn phòng chính phải được phân bổ lại để đáp ứng yêu cầu của dự án; bạn sẽ phải giảm hoặc tăng số lượng nhân viên trong nhóm nội bộ của mình. Offshore Development Center giống như một cánh tay mở rộng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của nhóm nhân công in-house, hỗ trợ bạn hiệu quả trong việc mở rộng bộ phận CNTT. Không có ODC, phân bổ nguồn lực sẽ là một công việc rất khó khăn. |
3.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, có một số nhược điểm không thể tránh khỏi khi có ODC, đó là:
Việc quản lý từ xa gặp nhiều trở ngại | Mặc dù công nghệ đã phát triển đủ để hỗ trợ việc làm việc từ xa, nhưng điều đó không có nghĩa là những khó khăn trong giao tiếp không bao giờ phát sinh. Vì vậy, các nhà quản lý của văn phòng chính khi đưa ra ý tưởng phải đảm bảo rằng nhóm nhân viên làm việc từ xa hiểu được mong muốn của mình. |
Rào cản văn hóa | Sự khác biệt về văn hóa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình làm việc. Ví dụ, một lập trình viên Ấn Độ hoặc Trung Quốc đã quen với văn hóa nơi làm việc theo kiểu phân cấp có thể cảm thấy không hài lòng với môi trường làm việc kiểu thoải mái như ở Hoa Kỳ. Sự khác biệt về văn hóa và giá trị doanh nghiệp là nơi thường xảy ra xung đột, điều này có thể làm giảm tinh thần và giảm hiệu quả công việc. |
Rào cản pháp lý | Một số quốc gia ngăn cản các công ty nước ngoài thiết lập kinh doanh trong lãnh thổ của họ, điều này đặt ra một thách thức lớn đối với việc đăng ký các pháp nhân mới. Do đó, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo của công ty phải nghiên cứu kỹ lưỡng các quốc gia nước ngoài trước để biết liệu các quốc gia đó có chính sách mở đối với các công ty nước ngoài hay không. |
Rủi ro về bảo mật | Thật sự không dễ dàng chút nào để có thể bảo mật được thông tin từ một khoảng cách xa. Rò rỉ dữ liệu có thể xảy ra và chính phủ nơi đặt công ty offshore có thể yêu cầu bạn cung cấp quyền truy cập vào những thông tin mật mà bạn muốn giấu kín này. |
4. Những Điều Cần Chú Ý Trước Khi Thuê Công Ty Cung Cấp Offshore Development Center
Dưới đây là các checklist quan trọng để giúp bạn xác định được chất lượng của một đơn vị cung cấp Offshore Development Center.
4.1. Kỹ năng và Chất lượng
Ngay từ đầu, điều quan trọng là phải có sự hiểu biết thấu đáo về quốc gia nào cung cấp dịch vụ tốt nhất mà không làm lãng phí ngân sách của bạn.
Cùng với Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam là một điểm đến đang thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nam có một đội ngũ lớn các nhà phát triển phần mềm khéo léo, có nền tảng CNTT vững chắc và luôn cập nhật tất cả các công nghệ mới nhất.
4.2. Portfolio
Làm thế nào để biết công ty nào tốt cho việc hợp tác với? Trước hết, hãy nhìn vào portfolio các dự án mà họ đã từng triển khai. Ngoài ra, bạn có thể hỏi hoặc phỏng vấn những khách hàng của họ để có thông tin khách quan, chân thực nhất.
Chúng tôi khuyên bạn nên hợp tác với các công ty chuyên về dịch vụ Offshore Development Center có nhiều năm kinh nghiệm. Các công ty này quen thuộc hơn với việc sử dụng các công nghệ phù hợp cho các dự án Offshore Development Center và họ theo kịp các xu hướng tiên tiến nhất của hế giới công nghệ.
Quan trọng hơn, các công ty có lịch sử lâu dài có thể đáng tin cậy hơn khi giữ cho dự án và thông tin an toàn và bí mật.
4.3. Giao tiếp
Sẽ có ít gánh nặng hơn khi làm việc với một công ty Offshore Development Center ở một quốc gia nơi không gặp khó khăn trong giao tiếp.
Các công ty muốn giảm chi phí lao động có thể tìm kiếm nhân viên từ các quốc gia như Philippines, Ấn Độ và Việt Nam – những nơi có trình độ tiếng Anh được đánh giá là tốt, giúp việc trao đổi công việc được dễ dàng hơn.
5. Những Gợi Ý Khi Thiết Lập Offshore Development Center?
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã biết rõ về ODC, cũng như các yếu tố cần xem xét khi llựa chọn một quốc gia và công ty cung cấp phù hợp.
Giờ là lúc bạn càn biết thêm về những công việc cần thiết để khởi động một dự án ODC.
- Phân loại cấu trúc tổ chức của bạn với nhóm/đội offshore mới của bạn: Điều quan trọng là mỗi thành viên trong nhóm hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của họ ngay khi bắt đầu.
- Tạo mô tả cho tất cả các vị trí tuyển dụng: Hãy chú ý đến mọi khía cạnh của ứng viên, từ trình độ chuyên môn đến kỹ năng mềm.
- Lập kế hoạch đo lường tính bảo mật của Offshore Development Center: Phần nào của dự án sẽ được truy cập và ủy quyền bởi thành viên nào.
- Bắt đầu quản lý quy trình phát triển: Chọn cách tiếp cận của bạn và phác thảo dòng thời gian cho từng dự án, cho dù đó chỉ là những update nhỏ hay chỉ là báo cáo.
- Cung cấp cho nhóm mới của bạn thời gian để hiểu vị trí của họ trong công ty: Điều này bao gồm mối quan hệ giữa các thành viên cũng như giữa thành viên và người quản lý trực tiếp. Mỗi thành viên nên học cách báo cáo mọi vấn đề để quản lý chúng nhanh nhất có thể.
- Quản lý nhóm: Nhóm nhân lực offshore và nhóm in-house nên hợp tác để cùng teamwork với nhau.
6. Lời Kết
Nhờ hiệu quả về chi phí và sự tiện lợi, Offshore Development Center là một xu hướng đang nở rộ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thiết lập ODC của riêng mình, hãy chú ý đến những bất lợi mà nó có thể mang lại. Điều quan trọng là phải nghiên cứu kỹ danh sách các yêu cầu về việc thiết lập Offshore Development Center trước khi đưa ra quyết định.
Savvycom – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam
Thành lập từ 2009, Savvycom là một trong những công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin toàn cầu, Savvycom hướng đến sứ mệnh đưa công nghệ đổi mới vào cuộc sống bằng cách tận dụng nguồn lực lao động kỹ thuật tại Việt Nam, và tầm nhìn trở thành công ty CNTT hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Savvycom is right where you need. Contact us now for further consultation:
- Điện Thoại: +84 24 3202 9222
- Hotline: +84 352 287 866 (VN)
- Email: [email protected]